2.3 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH
2.3.2 Tình hình chung về nợ xấu
Trong bất kì lĩnh vực kinh doanh nào đều khơng tránh khỏi những nguy cơ về rủi ro. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cũng là một lĩnh vực kinh doanh tiền tệ đặc biệt vì vậy cũng khơng tránh khỏi những rủi ro liên quan. Một trong những rủi ro cơ bản đó là rủi ro tín dụng và biểu hiện rõ rệt nhất của loại rủi ro này là các khoản nợ xấu. Rủi ro tín dụng xảy ra có nghĩa là khả năng thu hồi nợ gốc và nợ lãi khi đến hạn là thấp, hoặc có thể biểu hiện dưới dạng Ngân hàng quá tập trung cho vay vào một khu vực, một lĩnh vực kinh doanh hoặc một số khách hàng cụ thể.
Công cụ đo lường phổ biến tình hình chất lượng tín dụng là chỉ tiêu nợ xấu/ Tổng dư nợ. Cơng cụ đo lường tình hình rủi ro tín dụng là chỉ tiêu nợ xấu. Khi mà tỷ lệ nợ xấu lớn hơn 3% so với tổng dư nợ thì chứng tỏ Ngân hàng đang trong tình trạng rủi ro. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều việc phân loại và trích lập dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng, dư nợ tín dụng được phân thành 5 nhóm chính: nợ đủ tiêu chuẩn (Nợ nhóm 1), nợ nghi ngờ (Nợ nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (Nợ nhóm 3), nợ cần chú ý (Nợ nhóm 4), và nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm 5). Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5. Và nợ xấu được định nghĩa là các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi vay đã quá hạn. Tuy nhiên nợ xấu, không phải là tiêu chuẩn cứng nhắc và duy nhất mà chúng ta phải phụ thuộc quá nhiều vào để đánh giá chất lượng tín dụng, so sánh hoạt động các Ngân hàng với nhau. Bởi vì tuy có cùng một số dư nợ xấu nhưng với Ngân hàng này thì được coi là hoạt động tín dụng có hiệu quả nhưng với Ngân hàng khác thì bị đánh giá là kém hiệu quả. Nhưng ở mức độ nào đó được coi là con số phản ánh kết quả, chất lượng của các món cho vay Ngân hàng.
Để có thể đánh giá chính xác tình hình nợ xấu tại Agribank chi nhánh Thổ Tang ta cần phải phân tích số liệu sau:
Bảng 5: Tình hình nợ xấu của Agribank chi nhánh Thổ Tang
Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng dư nợ 203.280 253.01 4 256.210 49.73 4 24,47 3.196 1,26 Trong đó nợ xấu 3.794 4.409 5.143 615 16,21 734 16.65 Nợ xấu/ Tổng dư nợ (%) 1,87 1,74 2,01
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank chi nhánh Thổ Tang 2011 - 2013)
Dựa vào bảng số ta thấy, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng qua các năm trong giai đoạn 2011-2013.Cụ thể như sau:
Năm 2011 nợ xấu của chi nhánh 3.794 Trđ, đến năm 2012 nợ xấu là 4.409 Trđ, tăng 615 Trđ so với năm 2011, tăng tương ứng 16,12%. Do tỷ lệ tăng của tổng dư nợ lớn hơn tỷ lệ tăng của nợ xấu (tỷ lệ tăng của tổng dư nợ năm 2012 so với năm 2011 là 24,47%) nên Tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ năm 2012 giảm so với năm 2011(tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nọ năm 2011 là 1,87 %, năm 2012 là 1,74 % giảm 0.13% so với năm 2011. Đây được coi là kết quả của những cố gắng trong công tác thu hồi nợ xấu trong năm 2012 của chi nhánh.
Tuy nhiên, sang đến năm 2013, nợ xấu là 5.143 Trđ tăng 734Trđ so với năm 2012.Mức tổng dư nợ năm 2013 chỉ tăng nhẹ so với năm 2012 là 1,26% trong khi đó nợ xấu tăng cao, tăng 16.65% so với năm 2012 chứng tỏ trong năm cơng tác tín dụng cịn chưa hiệu quả .Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ đạt mức cao nhất từ trước đến giờ là 2.01%.Do đó chi nhánh chưa hồn thành
mục tiêu đề ra từ đầu năm là chỉ để nợ xấu ở mức tối đa là 2.0% .Một kết quả chưa được coi là tốt của cán bộ tín dụng chi nhánh Agribank chi nhánh Thổ Tang, một phần nguyên nhân là do năm 2013 là một năm khó khăn về mọi mặt đặc biệt là về tài chính – ngân hàng ,chi nhánh chưa thu hồi hết được các khoản nợ xấu trong năm cũ đồng thời lại xuất hiện thêm các khoản nợ xấu trong năm mới..
Trong năm tới đấy, với sự cố gắng và nỗ lực hết mình của cán bộ nhân viên Agirbank Thổ Tang Vĩnh Phúc đặt ra mục tiêu thu hổi phần lớn các khoản nợ xấu năm cũ, đồng thời trong năm 2014 hạn chế nợ xấu, để đưa tỷ lệ nợ xâu/ Tổng dư nợ mức tối đa 2,0%. Hiện tại khả năng bị rủi ro tín dụng của Ngân hàng khá cao nếu bản thân Ngân hàng khơng có biện pháp hạn chế rủi ro hiệu quả. Chính lẽ đó địi hỏi bản thân Ngân hàng cần phải có biện pháp phịng ngừa hạn chế rủi ro thích hợp trong bất cứ trường hợp nào.
2.3.2.1 Nợ xấu phân theo nhóm nợ
Theo quyết định 493/2005 /QĐ-NHNN về phân loại nợ,trích lập và sử dụng dự phịng để xủ lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng định nghĩa:
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc tồn bộ nợ gốc/hoặc lãi đã
q hạn, gồm có 5 nhóm nợ.
Trong đó nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
- Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
Nợ xấu là các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Nợ xấu là một chỉ tiêu
chắc chắn có trong hoạt động tín dụng của mỗi Ngân hàng, nó ln tồn tại với hoạt động cho vay. Với nguyên tắc phòng chống hơn xử lý và theo quy định của NHNN, bản thân Ngân hàng ln trích lập dự phịng rủi ro tín dụng xuống mức thấp nhất có thể.
Bảng 6: Bảng phân loại nợ xấu theo nhóm nợ Đơn vị: Triệu đồng Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nợ xấu 3.794 100 4.409 100 5.143 100 -Nợ nhóm 3 2.123 55,96 3.093 70,15 2.990 58,14 -Nợ nhóm 4 1.671 44,04 1.316 29,85 1.242 24,15 -Nợ nhóm 5 0 0 0 0 911 17,71
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2011-2013) Qua bảng sô liệu trên ta thấy ,nợ xấu của chi nhánh tăng qua các năm.Nền kinh tế vẫn đang trong thời kỳ khó khăn, điều này ảnh hưởng khơng tốt đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Tổng nợ xấu năm 2011 là 3.794 Trđ trong đó gồm nợ nhóm 3 và nợ nhóm 4 (Nợ nhóm 3 chiếm 55,96%, nợ nhóm 4 chiếm 44,04% tổng nợ xấu ). Tổng nợ xấu năm 2012 là 4.409 Trđ, trong năm cơ cấu nợ xấu có sự thay đổi( nợ nhóm 3 tăng lên đạt 70,15%, nợ nhóm 4 có xu hướng giảm cịn 29,85% trên tổng nợ xấu). Nợ nhóm 4 trong năm 2012 đã giảm một lượng nhỏ so với năm 2011 nhưng vẫn là một trong những mối nguy hại của ngân hàng dẫn đến nguy cơ mất vốn.
Và trong năm 2013 đã xuất hiện nợ nhóm 5. Đây là biểu hiện của việc hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Năm 2013 nợ xấu là 5.143 Trđ tăng tương ứng 16.65% so với năm 2012, nợ nhóm 5 chiếm 17,71% trong tổng nợ xấu, đây là nhóm nợ có khả năng địi nợ thấp nhất. Nợ xấu( nhất là nợ nhóm 5) phải trích lập 100% “ăn “ hết lợi nhuận.
Chưa kể trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay làm cho diễn biến nợ xấu trở nên phức tạp và nợ nhóm 5 khó giảm.
2.3.2.2 Nợ xấu phân theo hình thức bảo đảm
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là việc cho vay vốn của tổ chức tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Mục đích cho một
khoản vay bảo đảm bằng tài sản là ngân hàng giảm được hầu hết rủi ro tài chính có liên quan bởi vì nó cho phép ngân hàng có thể phát mãi những tài sản trong trường hợp nợ khơng được hồn trả.
Bảng 7: Phân loại nợ xấu theo hình thức bảo đảm
(đơn vị : triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Tổng nợ xấu 3.794 4.409 5.143
Nợ xấu được bảo đảm bằng TS 2.889 3.254 4.293
Nợ xấu không được bảo đảm bằng TS 905 1155 850
Tỷ lệ nợ xấu được bảo đảm bằng TS(%) 76,15 73,80 83,47 Tỷ lệ nợ xấu không được bảo đảm bằng TS(%) 23,85 26,2 16,53
(Nguồn : Báo cáo hoạt động của Agribank Thổ Tang trong 3 năm 2011-2013)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy, nợ xấu của ngân hàng là các khoản nợ chủ yếu được đảm bảo bằng tài sản. Bên cạnh đó vẫn cịn các khoản nợ xấu khơng được đảm bảo bằng tài sản nhưng chiếm phần nhỏ hơn.
Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu được đảm bảo bằng tài sản là 76,15% ( tỷ lệ nợ xấu không được đảm bảo bằng tài sản là 23,85%). Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu được đảm bảo bằng tài sản có giảm đi cịn 73,80% tuy nhiên mức nợ xấu lại tăng tuyệt đối. Tỷ lệ này tăng 9.67% vào năm 2013 đạt 83,47% đồng thời tỷ lệ nợ xấu không được đảm bảo bằng tài sản là 16,53% . Điều này cho thấy việc quản lý nợ khi có tài sản đảm bảo chưa được tốt. Với tình hình biến động tài sản như hiện nay thì giá trị tài sản đảm bảo biến động khơng ngừng, và có nguy cơ sụt giá, khơng cịn đủ điều kiện đảm bảo cho khoản vay nữa. Ngân hàng cũng sẽ chịu thiệt trong trường hợp khách hàng không trả được nợ. Trong tình hình chung như vậy thì NH NNo& PTNT Việt Nam –Chi nhánh Thổ Tang cũng khơng ngoại lệ. Vì vậy ngân hàng cần thẩm định kỹ trước khi cho vay, không nên quá phụ thuộc vào vật đảm bảo.
Tỷ lệ nợ xấu khơng được đảm bảo bằng tài sản vẫn cịn cao, ngân hàng cần xem xét các khoản vay trong trường hợp khoản vay được đảm bảo bằng hình thức nào để có thể đem lại ít rủi ro hơn .
2.3.2.3 Tình hình trích lập và sử dụng dự phịng rui ro giai đoạn 2011-2013
Dự phịng rủi ro được trích lập theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, quyết định 18/2007/QĐ-NHNN và thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 01/10/2010 sửa đổi bổ sung một số điều việc phân loại và trích lập dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng, trên cơ sở phân loại tài sản có thành các nhóm khác nhau và được hạch tốn vào chi phí hoạt động. Việc luật các tổ chức tín dụng cho phép Ngân hàng trích lập rủi ro vào chi phí thể hiện sự sẵn sàng chia sẻ rủi ro của Nhà nước đối với Ngân hàng, đây là điểm tích cực của một cơ chế hoạt động mới. Theo đó Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định tại Khoản 1 Điều này như sau:
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 2%;
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 25%; d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): 50%; đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%.
Tại Agribank chi nhánh Thổ Tang, cơng tác trích lập dự phịng rủi ro ln được chủ động thực hiện, chi nhánh thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo các quyết định của NHNN và Agribank.
Bảng 8: Tình hình trích lập dự phịng rủi ro của Agribank chinhánh Thổ Tang nhánh Thổ Tang ` Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tổng dư nợ 203.280 253.014 256.210 Trích lập DPRR 1.286 2.124 4.100 Tỷ lệ ( % ) 0.63 0.84 1,60
Biểu đồ 2: Dự phòng rủi ro của Agribank chi nhánh Thổ Tang
Năm 201 1 Năm 201 2 Năm 201 3 0 2000 4000 Dự phòng rủi ro Dự phòng rủi ro
Qua bảng số liệu ta thấy, số tiền trích lập dự phịng rủi ro ngày càng tăng từ 1.286 Trđ năm 2011 lên 2.124 Trđ năm 2012 và 4.100 Trđ năm 2013. Từ 0,63% tổng dư nợ năm 2011 lên 0,84% tổng dư nợ năm 2012 và lên mức 1,60% tổng dư nợ năm 2013. Tuy tỷ lệ của năm sau cao hơn năm trước nhưng với thực trạng tăng trưởng dư nợ trong năm 2013 mức thấp 1,3% thì mức tăng của dự phịng rủi ro như vậy là để đáp ứng các khoản nợ xấu nhóm 5 xuất hiện trong năm 2013. Chính điều này làm cho chi phí của ngân hàng năm 2013 tăng lê đáng kể. Ngân hàng có điều kiện sử dụng quỹ dự phịng để xử lý các khoản nợ xấu, nợ khó địi, nợ đọng từ các năm trước.
Một phần khiến cho khoản nợ tồn đọng tại Agribank chi nhánh Thổ Tang chính là do tồn đọng trong q trình thu nợ của những năm trước vẫn chưa thu hồi được. Với biện pháp trích lập dự phịng rủi ro như đã thực hiện có thể giúp cho Ngân hàng có thể chủ động hơn trong công tác quản trị rủi ro và trong hoạt động kinh doanh của mình.