Dư nợ tín dụng phân theo kỳ hạn tín dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thổ tang vĩnh phúc (Trang 40 - 42)

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 Dư nợ ngắn hạn Dư nợ TDH

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Agribank chi nhánh Thổ Tang 2011-2013)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng qua các năm 2011-2013

Dư nợ cho vay cuối năm 2011 đạt 203.280 Trđ.Tại thời điểm cuối năm 2012 đạt 253.014 Trđ, tăng 49.734 Trđ so với thời điểm cuối năm 2011 tương đương với tốc độ tăng trưởng là 24,47%. Đến cuối năm 2013 thì dư nợ tín dụng của Ngân hàng tăng thêm một lượng nhỏ là 3.196 Trđ so với năm 2012 đạt 256.210Trđ tương đương tốc độ tăng trưởng 1,26%.

Về cơ cấu dư nợ thì dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm phần lớn trong dư nợ tín dụng, tuy nhiên dư nợ TDH cũng đang được Agribank chú trọng.Dư nợ TDH năm 2011, 2012 chiếm lần lượt 0,53% và 0,46% trong tổng dư nợ. Mức dư nợ TDH năm 2013 tăng đột biến khoảng 5,26 lần so với năm 2012 và chiếm 2,39% tổng dư nợ năm 2013. Điều này có thể là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro nếu ngân hàng không xem xét kỹ khoản cho vay TDH này.Thị trường Thổ Tang là một thị trường rất năng động, ở đây tập trung chủ yếu là các hộ kinh doanh các mặt hàng nơng sản, thực phẩm, hàng hóa… phục vụ mục đích nơng nghiệp, nơng thơn.

2.3.2 Tình hình chung về nợ xấu

Trong bất kì lĩnh vực kinh doanh nào đều không tránh khỏi những nguy cơ về rủi ro. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cũng là một lĩnh vực kinh doanh tiền tệ đặc biệt vì vậy cũng không tránh khỏi những rủi ro liên quan. Một trong những rủi ro cơ bản đó là rủi ro tín dụng và biểu hiện rõ rệt nhất của loại rủi ro này là các khoản nợ xấu. Rủi ro tín dụng xảy ra có nghĩa là khả năng thu hồi nợ gốc và nợ lãi khi đến hạn là thấp, hoặc có thể biểu hiện dưới dạng Ngân hàng quá tập trung cho vay vào một khu vực, một lĩnh vực kinh doanh hoặc một số khách hàng cụ thể.

Công cụ đo lường phổ biến tình hình chất lượng tín dụng là chỉ tiêu nợ xấu/ Tổng dư nợ. Cơng cụ đo lường tình hình rủi ro tín dụng là chỉ tiêu nợ xấu. Khi mà tỷ lệ nợ xấu lớn hơn 3% so với tổng dư nợ thì chứng tỏ Ngân hàng đang trong tình trạng rủi ro. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều việc phân loại và trích lập dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng, dư nợ tín dụng được phân thành 5 nhóm chính: nợ đủ tiêu chuẩn (Nợ nhóm 1), nợ nghi ngờ (Nợ nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (Nợ nhóm 3), nợ cần chú ý (Nợ nhóm 4), và nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm 5). Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5. Và nợ xấu được định nghĩa là các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi vay đã quá hạn. Tuy nhiên nợ xấu, không phải là tiêu chuẩn cứng nhắc và duy nhất mà chúng ta phải phụ thuộc quá nhiều vào để đánh giá chất lượng tín dụng, so sánh hoạt động các Ngân hàng với nhau. Bởi vì tuy có cùng một số dư nợ xấu nhưng với Ngân hàng này thì được coi là hoạt động tín dụng có hiệu quả nhưng với Ngân hàng khác thì bị đánh giá là kém hiệu quả. Nhưng ở mức độ nào đó được coi là con số phản ánh kết quả, chất lượng của các món cho vay Ngân hàng.

Để có thể đánh giá chính xác tình hình nợ xấu tại Agribank chi nhánh Thổ Tang ta cần phải phân tích số liệu sau:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thổ tang vĩnh phúc (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)