Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh nam định (Trang 27 - 29)

1.2. Xử lý NQH trong hoạt động kinh doanh của NHTM

1.2.2.1. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Điều chỉnh kỳ hạn nợ

Kỳ hạn trả nợ là khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thỏa thuận giữa NH và người vay, cuối mỗi khoảng thời gian đó, người vay phải có trách nhiệm hồn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền vay cho NH. Nếu trên thực tế đến kỳ hạn trả nợ theo cam kết, vì một lý do nào đó mà người vay khơng trả được hoặc khơng trả đủ số tiền đã thỏa thuận thì NH được quyền xử phạt người vay theo quy chế tín dụng hiện hành. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho người vay khắc phục khó khăn về tài chính trong một khoảng thời gian

ngắn, các NH có thể chấp nhận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho người vay. Điều chỉnh kỳ hạn nợ là việc NH và người vay thỏa thuận về việc thay đổi các kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng. Ngồi ra, NH cũng điều chỉnh kỳ hạn nợ cho những khoản vay mà NH đã đưa ra chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vòng luân chuyển vốn chưa kết thúc, DN chưa thu hồi lại được vốn, trong khi các khoản nợ đã sắp đến hạn trả. Như vậy, khoản cho vay cuả NH sẽ có nguy cơ gặp RR. Việc điều chỉnh kỳ hạn nợ cho phù hợp sẽ tạo nên sự an tâm cho KH trong SXKD và tạo uy tín cho NH trong việc cho vay.

Gia hạn nợ

Gia hạn nợ thực chất là việc kéo dài thêm thời hạn trả nợ cho khách hàng sau khi khoản vay tới thời điểm đáo hạn mà khách hàng khơng trả được nợ. Để được gia hạn nợ thì các DN phải có đơn xin gia hạn. Đơn này phải được gửi đến trước ngày đến hạn thanh tốn trên hợp đồng, trong đó nêu rõ lý do, nguồn thanh tốn và thời gian gia hạn. Việc gia hạn nợ có thể tiến hành trước thời điểm đáo hạn của khoản vay, nếu vì lý do nào đó mà DN khơng xin gia hạn thì khoản vay sẽ chuyển sang NQH và chịu lãi suất quá hạn (bằng 150% lãi suất trong hạn). Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu cho cả phía NH và doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu sau đó DN lại có đơn xin gia hạn, NH xét thấy DN có khả năng trả nợ thì khoản nợ sẽ được chuyển về khoản nợ thông thường và chịu lãi suất gia hạn.

Thực hiện gia hạn nợ sẽ giúp khách hàng có thời gian khắc phục khó khăn, gia tăng thiện chí trả nợ cho NH. Lúc này, NH ngoài khoản thu từ lãi gia hạn sẽ khơng phải bỏ ra khoản chi phí nào để thu hồi nợ. Mặt khác, gia hạn nợ sẽ giúp NH tăng vị thế, uy tín của mình trong mắt khách hàng, tạo mối quan hệ kinh doanh, phát triển lâu dài. Tuy nhiên, NH cần phải xem xét kĩ lưỡng về khả năng trả nợ trong tương lai của DN trước khi thực hiện gia hạn

nợ, để có các biện pháp tối ưu hơn trong cơng tác thu hồi khoản vay, tránh gây rủi ro cho NH.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh nam định (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)