Kinh nghiệm về xử lý nợ quá hạn của NHTM một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh nam định (Trang 35 - 40)

giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.3.1. Kinh nghiệm về xử lý nợ quá hạn của một số nước trên thế giới

Đứng trước tình trạng ngày càng trầm trọng của hệ thống NH nói riêng cũng như của tồn bộ nền kinh tế nói chung, nhiều nước đã tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp, biện pháp thực hiện khác nhau với mong muốn cải thiện hệ thống tài chính tín dụng, từng bước khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng thông qua việc giải quyết các món nợ xấu trong cơ cấu tài sản của mình. Trong phạm vi nghiên cứu, xin đưa ra kinh nghiệm xử lý nợ được xem là khá hiệu quả tại một số nước sau:

Thái Lan

Chính phủ Thái Lan đã thực thi một số chính sách tích cực để tháo gỡ khó khăn, giảm thiểu nợ xấu trong hệ thống NH, đặc biệt là xử lý các tài sản thế chấp.

Chính phủ cho phép các NHTM được thành lập công ty mua bán tài sản thế chấp, cầm cố. Cổ đông của công ty là các NHTM, mỗi NH được mua tối đa 10% vốn điều lệ. Trong từng trường hợp cần thiết, Chính phủ có thể mua cổ phiếu của các NH gặp khó khăn, phải sáp nhập, giải thể... Đồng thời, nhà nước cho phép thành lập quỹ phát triển và phục hồi tài chính do Bộ tài chính quản lý để phát hành trái phiếu dùng để mua cổ phiếu của các NHTM, công ty tài chính, nếu khơng đáp ứng được yêu cầu, sẽ kêu gọi nước ngoài mua cổ phần. Ngồi ra, cơng ty bảo hiểm tiền gửi được thành lập để phòng ngừa rủi ro với tỉ lệ đóng góp 0,23% - 0,35% trên tổng số tiền huy động của mỗi NHTM.

Để cơ cấu lại nợ và dự phịng rủi ro, chính phủ thành lập “Uỷ ban cơ cấu lại khu vực tài chính tư nhân”. Về cơ cấu lại nợ, có 3 biện pháp được sử dụng:

+ Điều chỉnh, sửa lại hợp đồng vay vốn như hạ lãi suất vay, giảm gốc vốn vay, tăng thời hạn vay, hoặc yêu cầu con nợ chuyển giao tài sản thế chấp để bán, chấp nhận lỗ để xoá nợ.

+ Kết hợp giữa việc điều chỉnh lại hợp đồng với việc chuyển giao tài sản thế chấp để xử lý.

+ Giãn nợ, khi con nợ gặp khó khăn tạm thời trong thu chi tài chính, sản xuất kinh doanh.

Việc phân loại nợ quá hạn để dự phịng rủi ro được tính theo 5 loại:

Loại 1: nợ q hạn bình thường, trong thời gian 1 tháng khơng thu được,

tỉ lệ dự phòng rủi ro là 1%.

Loại 2: nợ q hạn khơng bình thường, trong thời gian từ 1 – 3 tháng

khơng thu được, tỉ lệ dự phịng rủi ro 2%.

Loại 3: nợ quá hạn dưới tiêu chuẩn bình thường, từ 3 – 6 tháng khơng

thu được, tỉ lệ dự phòng rủi ro 20%.

Loại 4: nợ khó địi, từ 6 – 12 tháng khơng thu được, tỉ lệ dự phịng rủi ro

là 50%.

Loại 5: nợ quá hạn mất trắng, trên 12 tháng không thu hồi được, tỉ lệ dự

phịng rủi ro 100%.

Việc trích lập dự phịng rủi ro được thực hiện 6 tháng một lần.

NH Trung ương Thái Lan cho biết, nhờ các biện pháp trên, đầu năm 2016 nợ quá hạn của các NH và cơng ty tài chính Thái Lan đã giảm chút ít, thời điểm tháng 1/2016 chiếm 38,68% tổng số vốn vay so với 38,91% thời điểm cuối tháng 12/2015. Hiện nay, các NH và cơng ty tài chính Thái Lan đều đạt được thành công trong việc cơ cấu lại các khoản cho vay xấu.

Nhật Bản

Để giải quyết hậu quả của nền kinh tế “bong bóng”, Đảng dân chủ tự do cầm quyền (LDP) của Nhật đã đưa ra 2 nội dung, theo đó, hệ thống NH Nhật

Bản sẽ được cải cách bằng việc: Một là, tăng cường kiểm tra, giám sát các NHTM; Hai là, thành lập một “NH cầu nối", để giải quyết các khoản nợ quá hạn trong hệ thống NH.

Giải pháp thành lập "NH cầu nối" được coi là một hướng đi mới trong nỗ lực khơi phục lại hệ thống tài chính NH của Nhật bản. "NH cầu nối" là một quỹ thuộc sở hữu nhà nước, được thành lập để quản lý một nguồn vốn lớn của Chính phủ, dự tính khoảng 22 nghìn tỷ yên nhằm cứu trợ hệ thống NH và bảo vệ các nhà đầu tư. Đây được xem là một phần của kế hoạch phục hồi toàn bộ nền kinh tế đã được Chính phủ Nhật Bản thơng qua. Các chức năng chính của "NH cầu nối": Trợ giúp tài chính cho các NH, các tổ chức tài chính có khả năng bị phá sản thông qua việc mua lại một phần hoặc tồn bộ các khoản nợ khó địi; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các NH sáp nhập với nhau nhằm tăng sức mạnh tài chính, tăng khả năng cạnh tranh, hoặc khuyến khích các NH có tình hình tài chính lành mạnh hơn mua lại các NH có tình hình tài chính yếu kém hơn.

Song song với giải pháp "NH cầu nối" và đồng thời cũng để hỗ trợ cho giải pháp này, Chính phủ Nhật Bản cịn sử dụng nguồn vốn của công ty Bảo hiểm tiền gửi thuộc sở hữu nhà nước để bảo vệ lợi ích cho những người gửi tiền tiết kiệm trong các trường hợp cơng ty tài chính hay NH bị phá sản.

"NH cầu nối" thực ra chỉ là một giải pháp mang tính chất tạm thời nhưng phản ứng của thị trường Nhật Bản là khá tích cực. Cụ thể là: trong những ngày đầu kế hoạch được đưa ra, cả giá trị của đồng Yên trên thị trường tiền tệ và chỉ số giá chứng khoán trên TTCK Nhật Bản đều đã tăng lên. Giới đầu tư hiện nay đang rất quan tâm đến sự thành công trong kế hoạch cải cách của Nhật Bản, trong đó, Cục giám sát tài chính của Nhật sẽ tiến hành đánh giá khả năng của các NH trong việc trả nợ để tiến hành buộc phá sản, sáp nhập hoặc

bán cho NH khác, qua đó cải thiện dần tình hình tài chính của các NH trong hệ thống.

Malaysia

Malaysia đã thành lập một cơ quan chuyên quản lý nợ khoanh với tên gọi tắt là Danaharta. Cơ quan này sẽ chỉ tập trung vào các khoản nợ khoanh và tài sản của các cơng ty có dấu hiệu mất khả năng chi trả. Theo kế hoạch, Danaharta sẽ mua lại nợ khoanh với giá thị trường theo thoả thuận với các NH bán nợ. Danaharta đã tiếp cận từng NH một, và đàm phán chính thức với các NH. Khi một cơng ty có dấu hiệu mất khả năng chi trả, hoặc ban quản lý cơng ty khơng có khả năng điều hành DN thì Danaharta sẽ chỉ định một giám sát viên đặc biệt quản lý. Nhiệm vụ của nhân viên này là tham gia điều hành và phục hồi hoạt động của cơng ty chứ khơng phải lo tìm cách ép cơng ty trả nợ. Biện pháp này cũng đã giúp Malaysia giảm được bớt gánh nặng về tình hình nợ xấu trong nền kinh tế.

1.3.2. Những bài học rút ra cho các NHTM Việt Nam

Từ thực tế kinh nghiệm của NHTM các nước về hạn chế nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng, đối với Việt Nam để hạn chế nợ quá hạn và nâng cao chất lượng tín dụng có thể xem xét một số vấn đề sau:

- Thành lập các công ty mua bán nợ (AMC) hoạt động độc lập để quản lý, mua bán khai thác các khoản nợ xấu là rất hiệu quả.

- Hoàn thiện quy định về phân loại nợ, trích lập dự phịng và xử lý rủi ro tín dụng.

- Áp dụng các biện pháp giải quyết linh hoạt đối với các khoản nợ có dấu hiệu quá hạn hoặc đã quá hạn.

- Sử dụng vốn ngân sách để giải quyết một phần nợ tồn đọng của các NHTM.

- Cơ cấu lại đi đôi với tăng cường sự liên kết trong hệ thống để nâng cao khả năng tự đề kháng của các NHTM.

- NH hay chính phủ phải chấp nhận những tổn thất lớn do xử lý nợ quá hạn nhưng điều quan trọng là giảm thiểu được tối đa tổn thất cho các NHTM. Từ đó, có thể tạo thế và lực mới cho NH trong hoạt động bình thường, có sinh lời.

Kết luận chương 1

Tóm lại, NHTM là một định chế tài chính trung gian ln phải kinh doanh bằng tiền của người khác nên vấn đề quan trọng đặt ra là hiệu quả hoạt động của các NHTM. Hoạt động tín dụng ở mọi thời kì ln chiếm vị trí quan trọng bậc nhất trong việc đóng góp vào phần lợi nhuận của ngân hàng. Nhưng lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, hoạt động tín dụng của ngân hàng ln phải đối mặt với hàng loạt các khó khăn, trong đó phải kể đến rủi ro nợ quá hạn. Các NH cần hiểu rõ bản chất và nhận thức được tầm quan trọng của cơng tác phịng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng mà chủ yếu là hạn chế rủi ro nợ quá hạn, phải không ngừng đưa ra những biện pháp mới xử lí triệt để tình trạng nợ quá hạn. NHTM ở Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của các NH lớn trên thế giới để có thể xử lí NQH một cách hiệu quả nhất.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG- CHI NHÁNH NAM ĐỊNH.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh nam định (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)