Giải pháp phòng ngừa và hạn chế NQH tại Chi nhánh Nam Định

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh nam định (Trang 66 - 71)

Việc tổ chức giải quyết số nợ khó địi tồn đọng cũ là rất cần thiết, đồng thời cũng phải có giải pháp ngăn chặn nợ khó địi phát sinh. NH TMCP Cơng Thương – chi nhánh Nam Định đã phân tích và đưa ra một số giải pháp để làm giảm bớt thiệt hại do nợ quá hạn gây ra cho NH trong năm 2015 và trong những năm tới.

3.2.1. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng thơng tin tín dụng

Mối quan hệ giữa NH TMCP Công Thương – chi nhánh Nam Định và khách hàng là mối quan hệ tương hỗ tác động qua lại và cùng phát triển. Hoạt động tín dụng của chi nhánh có quan hệ chặt chẽ với hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, có hiệu quả thì có khả năng thanh tốn các khoản vay của chi nhánh và chi nhánh sẽ tránh được nợ quá hạn phát sinh.

Thông tin khách hàng càng phát triển về số lượng và chất lượng thì càng làm giảm mức độ rủi ro cho hoạt động tín dụng. Từ các thơng tin thu thập được về khách hàng vay vốn, NH có thể tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, các mối quan hệ của khánh hàng trên thị trường, mức độ ảnh hưởng của khách hàng… Trên cơ sở đó xác định khả năng hồn trả nợ vay của khách hàng.

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu thông tin đang rất thiếu của hệ thống NH trong nền kinh tế thị trường, NHNN đã xây dựng và phát triển hệ thống thơng tin tín dụng, nhưng do hình thức cịn đơn giản, thơng tin chưa cập nhật, chưa đầy đủ (thông tin chủ yếu do các NH thương mại và các DN cung cấp nên

tính chính xác chưa được đảm bảo). Do vậy trong thời gian tới, chi nhánh nên thiết lập một bộ phận chuyên trách về thơng tin rủi ro, gọi là phịng nghiên cứu rủi ro nhằm thu thập thông tin nhanh và kịp thời, đầy đủ. NH cần thu thập những thông tin cần thiết về thị trường sản phẩm:

+ Thu thập thông tin về số lượng DN sản xuất cùng loại sản phẩm trong cùng một khu vực thị trường, kể cả DN sắp được thành lập.

+ Mức cầu về sản phẩm cùng loại trong những năm qua để thấy được tốc độ tăng trưởng trong thời gian qua, làm cơ sở cho việc dự báo tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới.

+ Mức cung thực tế của các DN trên thị trường hiện tại.

+ Thông tin về giá cả, dự báo thị trường trong nước và quốc tế, kim ngạch xuất nhập khẩu trong những năm qua triển vọng hợp tác, quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới.

+ Quy hoạch kế hoạch đầu tư, định hướng phát triển do các ngành, bộ xây dựng công bố.

Bên cạnh việc khai thác thông tin từ trung tâm tín dụng của NHNN, thơng tin có thể đựơc khai thác từ các nguồn khác như:

+Thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nguồn thông tin này khơng đưa ra được con số chính xác song đó cũng là dạng thơng tin về uy tín, về những thay đổi trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Về tình hình chung nhất của những biến động, xu hướng phát triển của lĩnh vực kinh doanh mà khách hàng của NH đang tiến hành, đặc biệt là những thay đổi trong cơ chế chính sách của Nhà Nước.

+Thơng tin khai thác từ tiếp xúc, giao tiếp với khách hàng, thông qua mối quan hệ với các ban ngành có liên quan như sở kế hoạch đầu tư, ban kinh tế đối ngoại, cơ quan thuế, sở tài chính…để biết thêm về tình hình hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như các ngành nghề có liên quan và các định hướng, quy hoạch phát triển của vùng.

3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Đây ln là mục tiêu trong hoạt động tín dụng của NH Cơng Thương nói chung và của chi nhánh Nam Định nói riêng. Để có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất những khoản nợ quá hạn và đưa ra quyết định phù hợp, thẩm định là một trong những khâu quan trọng trong việc ra quyết định cho vay giúp ngân hàng phòng ngừa được rủi ro đối với các khoản nợ. Đồng thời, quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Hịa mình vào xu thế chung, nền kinh tế nước ta hiện nay đã và đang trong giai đoạn thực hiện đổi mới toàn diện nhằm tạo những bước chuyển biến mạnh mẽ đưa đất nước nhanh chóng đi lên.Chi nhánh cần chú trọng trong thẩm định các điều kiện vay vốn, tư cách người đi vay, thẩm định tính khả thi của dự án, nhất là về phương diện thị trường, về khả năng tiêu thụ sản phẩm... Đảm bảo cho vay vốn được thu hồi đầy đủ, đúng hạn và có lãi, góp phần nâng cao hiệu quả cho vay của NH.

Vì vậy, để nâng cao chất lượng thẩm định, chi nhánh Nam Định cần thực hiện:

Bố trí cán bộ thẩm định sao cho hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo

sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chun mơn, trách nhiệm làm công tác này. Phân công cán bộ thẩm định cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của từng người.

Hiện đại hoá các dịch vụ ngân hàng nhằm mục tiêu mở rộng và phát

triển các dịch vụ thanh tốn hiện đại, nhanh chóng và thuận tiện cho khách hàng. Muốn thực hiện được mục tiêu này thì ngân hàng cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghệ tin học hiện đại, đồng nhất, phải gắn kết với nhau

nhằm đem lại những dịch vụ tốt nhất để phục vụ cho các đối tượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.

 Đối với các khoản nợ quá hạn thì ngân hàng cần xem xét lại các vấn đề

trong quá trình thẩm định xem ngân hàng mắc những sai sót gì, trong khâu nào, vấn đề nào…xem xét lại khả năng tài chính của khách hàng và q trình khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích khơng. Từ đó đưa ra những giải pháp xử lý mang lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn.

Chi nhánh cần trang bị những thiết bị khoa học công nghệ hiện đại để

cơng tác thẩm định được chính xác, hỗ trợ các CBTD.

3.2.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát khoản vay

Giám sát khoản vay bảo đảm cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm sốt rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Tại chi nhánh Nam Định, kiểm tra giám sát khoản vay luôn được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ.

Tại chi nhánh Nam Định, CBTD đã có những cuộc viếng thăm đột xuất khách hàng của mình để kiểm tra tình hình sử dụng tiền vay, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để từ đó có những đánh giá sơ bộ về hiệu quả sử dụng vốn vay. Đồng thời kiểm tra các nguồn thông tin khác nhau thu thập được về khách hàng, như kết quả tài chính hàng quý, hàng tháng; tài khoản vay vốn của khách hàng... Trên cơ sở đó thường xun bổ sung thơng tin vào hồ sơ khách hàng để phản ánh đúng và kịp thời thực trạng của khách hàng, giúp NH chủ động hơn trong quan hệ với khách hàng.

3.2.4. Xử lý có hiệu quả các khoản nợ có vấn đề

Xử lý hiệu quả các khoản nợ có vấn đề sẽ giúp chi nhánh hạn chế rủi ro tín dụng, thu hồi được vốn của mình. Hơn nữa với việc xử lý khéo léo, chi nhánh sẽ giảm tránh chi phí trong cơng tác thu hồi nợ, tăng uy tín, vị thế của mình, thắt chặt mối quan hệ đối với khách hàng. Với việc giám sát, kiểm tra chặt chẽ các khoản vay, chi nhánh đã kịp thời phát hiện các khoản nợ có vấn đề. Từ đó có phương án xử lý cụ thể. Để phát huy được tác dụng của công tác xử lý nợ, chi nhánh cần bồi dưỡng CBTD, thành lập phòng ban chuyên trách về xử lý nợ nhằm xử lý nợ nhanh nhay, kịp thời và hiệu quả.

3.2.5. Đào tạo, nâng cao trình độ CBTD

Tuy hiện nay, NH TMCP Cơng Thương – chi nhánh Nam Định đã có đội ngũ CBTD có trình độ, có triển vọng, nhưng hoạt động trong nền kinh tế thị trường địi hỏi phải khơng ngừng bồi dưỡng kiến thức. Mặc dù, Chi nhánh Nam Định đã thường xuyên có những đợt bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho CBTD, nhưng những đợt bồi dưỡng đó chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn và mang tính hướng dẫn lý thuyết. Việc đưa những kiến thức đó vào thực tiễn một cách có hiệu quả thì cần phải có thời gian nghiên cứu nhiều hơn, thêm vào đó là CBTD phải tự nghiên cứu dựa trên những cơ sở lý thuyết đã được hướng dẫn đó.

Hàng năm ngân hàng cần tổ chức các đợt thi nghiệp vụ nhằm khuyến khích CBTD trau dồi nghiệp vụ, khơng ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chun mơn. Ngồi ra, bên cạnh công tác đào tạo, cần phải giảng giải về những kinh nghiệm của các CBTD đã và đang làm việc cho đội ngũ nhân viên trẻ, giáo dục truyền thống yêu nghề, tâm huyết với nghề để có đội ngũ kế cận mạnh, nhằm giúp NH phát triển bền vững.

3.2.6. Thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay

Biện pháp bảo đảm tiền vay là một trong những biện pháp để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đối với hợp đồng chính, khơng phải là điều kiện bắt buộc, dù có các biện pháp này hay không đều không ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên. Tuy nhiên, các biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ giúp NH giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên. Chính vì thế, chi nhánh Nam Định trong những năm qua luôn chú trọng đến công tác đảm bảo tiền vay trong hoạt động cho vay của mình. Chi nhánh đã linh hoạt chọn các biện pháp đảm bảo phù hợp với từng món, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên. Ngoài ra, chi nhánh Nam Định đã phát hành cuốn “Cẩm nang tín dụng” giúp CBTD nắm rõ được chính sách, nguyên tắc trong hoạt động tín dụng. Bảo đảm tiền vay là biện pháp hiệu quả trong cơng tác phịng ngừa rủi ro tín dụng, vì thế trong thời gian tới, chi nhánh cần tiếp tục giám sát chặt chẽ, nghiên cứu khoản vay để có những biện pháp đảm bảo phù hợp.

3.2.7. Tăng cường kiểm tra, kiểm sốt nội bộ

Cơng tác này như đã phân tích ở trên sẽ giúp phát hiện những sai phạm của bản thân NH cũng như của CBTD để có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời. Tại NH Công Thương, hệ thống văn bản nội bộ được ban hành và rà soát đầy đủ. NH cũng đã xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ giúp chi nhánh điều hành thơng suốt, an tồn và đúng pháp luật các hoạt động nghiệp vụ NH. Chi nhánh cần thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ thường xuyên, nghiêm túc nhằm hạn chế phòng ngừa nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh nam định (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)