Thực trạng NQH tại NHTMCP Công Thương– chi nhánh

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh nam định (Trang 52 - 58)

2.2 .1.1 Tình hình dư nợ tại chi nhánh

2.2.1.2. Thực trạng NQH tại NHTMCP Công Thương– chi nhánh

Nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng của các NHTM tại Việt Nam hiện nay là vấn đề thời sự, gây ra rất nhiều khó khăn cần giải quyết. Trước đây, do chất lượng đầu tư chưa cao, việc xử lý nợ quá hạn chậm dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn rất cao, vượt quá giới hạn cho phép. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chi nhánh đã có nhiều cố gắng làm tỷ lệ nợ quá hạn giảm đáng kể. Cụ thể:

Bảng 8: Nợ quá hạn qua các năm

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1. Tổng dư nợ 2,389,000 2,505,000 2,857,000

2. Nợ quá hạn 47,780 40,080 19,999

3. Tỷ lệ nợ quá hạn 2% 1.6% 0,7%

Nguồn: Phịng Kế tốn Ngân hàng VietinBank – chi nhánh Nam Định.

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy năm 2013 nợ quá hạn cao nhất cả về tuyệt đối và tương đối. Tình hình năm 2014 và 2015 có nhiều chuyển biến tích cực, nợ quá hạn giảm cả về số tuyệt đối và tương đối so với năm 2013. Nợ quá hạn năm 2013 là 47,780 triệu đồng giảm xuống 40,080 triệu đồng vào năm 2014, tức là giảm được 7,700 triệu đồng (chiếm tỉ lệ 13,3%), và tỉ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ năm 2014 giảm còn 1,6%. Đến năm 2015 nợ quá hạn lại tiếp tục giảm từ 40,080 triệu đồng- năm 2014 xuống còn 19,999 triệu đồng - năm 2015 và chỉ còn 0,7% trong tổng dư nợ. Điều này cho thấy chất

và 2015 đã tăng lên đáng kể,nhất là trong năm 2015. Để đạt được điều này có một phần đóng góp khơng nhỏ của CBTD đã có trách nhiệm cao trong công việc.

Bảng 9: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời hạn quá hạn

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

+.- % +.- % +.- % NQH dưới 180 ngày 6,452 13,5 2,687 6,7 1,421 7,1 180ngày < NQH < 360 ngày 6,545 13,7 4,488 11,2 2,199 11 NQH trên 360 ngày 34,783 72,8 32,905 82,1 16,379 81,9 Tổng cộng 47,78 0 100 40,08 0 100 19,99 9 100

Nguồn: Phịng Kế tốn ngân hàng VietinBank – chi nhánh Nam Định.

Nhận thấy, nợ quá hạn dưới 180 ngày và nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Trong khi nợ quá hạn trên 360 ngày tuy có giảm về mặt tuyệt đối nhưng về số tương đối thì lại hầu như lại không giảm, cụ thể là năm 2013 chiếm 72,8% tăng lên 9,3% vào năm 2014 (82,1%), tuy năm 2014 có giảm nhưng lượng giảm đi lại rất ít 0,2%(81,9%).

Sở dĩ khoản nợ quá hạn của năm 2013 lại cao như vậy là do các khoản nợ quá hạn từ trước năm 2013 lớn và chưa được xử lý nhiều.Trước tình trạng như vậy, NH Công Thương - Chi nhánh Nam Định đã áp dụng các biện pháp tích cực khác nhau để hạn chế nợ quá hạn và chi nhánh đã đạt được thành công trong việc làm giảm nợ quá hạn năm 2014 và năm 2015. Đặc biệt là các khoản nợ quá hạn dưới 180 ngày và từ 180 ngày đến 360 ngày đã giảm xuống rõ rệt:

+ Nợ quá hạn dưới 180 ngày từ 13,5% năm 2013 xuống 6,7% năm 2014 và có tăng lên nhưng khơng đáng kể vào năm 2015 là 7,1%.

+ Nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày từ 13,7% năm 2013 xuống 11,2% năm 2014 và còn 11% năm 2015.

Tuy nhiên, nợ quá hạn trên 360 ngày của NH lại rất cao, chiếm tới 81,9% năm 2015. Đây được coi là khoản nợ khó địi sau khi NH đã áp dụng các biện pháp đối với các khoản nợ khó địi có thời hạn thấp, nếu khơng địi được sẽ xếp dần vào khoản nợ khó địi có thời hạn cao hơn để áp dụng các biện pháp tích cực hơn. Nợ q hạn khó địi trên 360 ngày mà lớn sẽ gây trở ngại cho NH trong việc xử lý, làm ứ đọng vốn và gia tăng nguy cơ mất vốn.

Bảng 10: Cơ cấu nợ quá hạn theo nguyên nhân phát sinh

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015

+.- % +.- %

1. Do NH 2,725 6,8 601 3

+ Khâu thẩm định 1,242 3,1 299 1,5

+ Khâu không chấp hành đúng điều kiện

nguyên tắc cho vay. 522 1,3 63 0,3

+ khơng kiểm sốt chặt chẽ sau khi cho vay 961 2,4 239 1,2

2.Do khách hàng 35,711 89,1 18,999 95

+ Kinh doanh thua lỗ 9,338 23,3 2,099 10,5

+ Sử dụng sai mục đích 24,609 61,4 16,239 81,2

+ Cố ý lừa đảo 1,764 4,4 661 3,3

3. Do khách quan 1,644 4,1 399 2

+ Cơ chế chính sách 334 3,6 339 1,7

+ Thiên tại dịch hoạ 46 0,5 60 0,3

Nguồn: Phịng Kế tốn ngân hàng VietinBank – chi nhánh Nam Định.

Nợ quá hạn phát sinh chủ yếu là do nguyên nhân khách hàng. Theo số liệu của bảng phân tích nợ quá hạn theo nguyên nhân phát sinh thì nguyên nhân khách hàng chiếm tới 89,1% hay 35,711 triệu đồng năm 2014. Trong đó lại chủ yếu là do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích khoản vốn vay của NH chiếm 61.4% (năm 2014). Tình trạng này xảy ra có thể do sự biến động của nền kinh tế năm 2014. Do sự bất ổn của nền kinh tế năm 2014 đã làm cho hoạt động SXKD của khách hàng không thể thực hiện được theo đúng theo kế hoạch đã trình bày khi ký kết hợp đồng tín dụng, vịng quay vốn bị chậm lại trong khi thời hạn trả nợ NH lại không linh hoạt thay đổi theo. Như vậy khả năng thanh tốn của khách hàng bị mất đi, khơng còn khả năng trả nợ NH. Tuy nhiên sang năm 2015 nền kinh tế khởi sắc hơn và trên đà phục hồi phát triển thúc đẩy sự phát triển SXKD. Chính vì vậy tình trạng nợ q hạn do kinh doanh thua lỗ đã giảm từ 23,3% (năm 2014) xuống còn 10,5% (năm 2015).

Trong cơ cấu nợ quá hạn do ngun nhân khách hàng thì chỉ có tỉ lệ nợ q hạn do nguyên nhân cố ý lừa đảo chiếm tỉ lệ thấp vào khoảng 4.4% năm 2014 và giảm xuống 3.3% năm 2015. Như vậy có thể thấy được rằng trong khâu thẩm định khách hàng vay vốn của NH đã có rất nhiều chuyển biến, đã làm giảm thiểu tình trạng nợ quá hạn do khách hàng cố ý lừa đảo.

Nhưng do trình độ của đội ngũ CBTD trong hệ thống NH thương mại nước ta hiện nay vẫn có nhiều bất cập và NH TMCP Công Thương - Chi nhánh Nam Định cũng vậy, mặc dù chi nhánh đã áp dụng các biện pháp để nâng cao trình độ của đội ngũ CBTD và đã thu được những kết quả rất tốt, nhưng những số liệu thông tin về khách hàng mà CBTD thu thập được vẫn rất ít và chủ yếu do chính khách hàng cung cấp, nên tính trung thực khơng được đảm bảo. Chính vì thế mà tỉ lệ nợ q hạn do khâu thẩm định khách hàng còn

chiếm một tỉ lệ cao trong nợ quá hạn do nguyên nhân từ phía NH, theo số liệu thì năm 2014 tỉ lệ nợ quá hạn do nguyên nhân này chiếm 3.1% và năm 2015 giảm xuống cịn 1.5%. Thêm vào đó, do NH Cơng Thương – chi nhánh Nam Định có một đội ngũ CBTD có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, tâm huyết với NH, hơn nữa các nhà quản lý NH đã đưa ra được các chiến lược hoạt động tín dụng làm cho lợi ích và trách nhiệm của cán bộ nhân viên gắn chặt với nhau. Chính vì thế mà tình trạng nợ q hạn do khâu kiểm sốt sau khi giải ngân và khâu khơng chấp hành đúng điều kiện, nguyên tắc cho vay chỉ chiếm một phần rất nhỏ là 0.3% và 1.2% (số liệu năm 2015).

Để có thể tồn tại và phát triển được như ngày nay, NH TMCP Công Thương – chi nhánh Nam Định đã khẳng định được tính linh hoạt nhạy bén của mình đối với những biến động của môi trường kinh tế vĩ mô cũng như môi trường kinh tế vi mô. Đặc biệt là sự thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mơ, đó là sự thay đổi trong cơ chế chính sách của nhà nước đối với bản thân NH và đối với cả nền kinh tế - một nguyên nhân bất khả kháng. Bất cứ một sự thay đổi nào trong cơ chế chính sách đều tác động đến nền kinh tế và như vậy là đã tác động đến hoạt động kinh doanh NH, bởi hoạt động NH là hoạt động rất nhạy cảm với mọi sự biến động của nền kinh tế. Nhất là trong tình trạng cơ chế chính sách chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, có nhiều mâu thuẫn nên thường xuyên có những sự thay đổi như hiện nay. Sự thay đổi đó khơng những ảnh hưởng đến bản thân NH mà còn ảnh hưởng đến các DN trong kinh doanh như luật đất đai, chính sách xuất nhập khẩu… Trong những trường hợp này, chi nhánh đã đưa ra các biện pháp giúp cho các DN là khách hàng của mình thốt khỏi tình trạng nguy cấp. Chính vì thế mà tình trạng nợ quá hạn do nguyên nhân cơ chế chính sách của NH TMCP Cơng Thương – chi nhánh Nam Định chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ là 1,7% (năm 2015), giảm 1,9% so với năm 2014 (chiếm 3,6%).

Một nguyên nhân khách quan nữa là do thiên tai dịch hoạ, tuy chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ là 0,3% ( năm 2015) nhưng NH cũng cần phải chú ý đến nó, bởi lẽ đó cũng là nguyên nhân làm cho tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng bị ảnh hưởng và như vậy các khoản nợ của NH cũng bị ảnh hưởng theo.

Bảng 11: NQH theo đối tượng

(Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2013 % Năm 2014 % Năm 2015 % 1. Doanh nghiệp 38,701 81 31663 79 13,799 69 2. Cá nhân, hộ gia đình 9,079 19 8417 21 6200 31 Tổng dư NQH 47,780 100 40,080 100 19,999 100

Nguồn: Phịng Kế tốn ngân hàng VietinBank – chi nhánh Nam Định.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng dư NQH của chi nhánh Hà Nội chủ yếu là từ khối doanh nghiệp. Nợ quá hạn của khối DN tuy giảm qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu NQH. NQH của khối cá nhân, hộ gia đình tuy chiếm tỷ trọng ít nhưng lại tăng qua các năm. Nguyên nhân là do mục tiêu của NH Cơng Thương nói chung và của chi nhánh nói riêng là nâng cao chất lượng tín dụng an tồn, hiệu quả. Đặc biệt trong năm 2015, dưới sự chỉ đạo sát sao của Hội đồng quản trị, chi nhánh Nam Định nhận định công tác xử lý nợ tồn đọng và ngăn chặn nợ xấu phát sinh mới là một trong những vấn đề trọng tâm. Vì thế, trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà phục hồi tích cực, chi nhánh càng thắt chặt hơn nữa trong việc cho vay đối với doanh nghiệp. Mặt khác, với mong muốn trở thành NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam nên chi nhánh đã ngày càng mở rộng đối tượng là cá nhân, hộ

kinh doanh,… Điều này cũng làm cho NQH của khối cá nhân, hộ kinh doanh tăng qua các năm.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh nam định (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)