Thanh lý tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh nam định (Trang 29 - 30)

1.2. Xử lý NQH trong hoạt động kinh doanh của NHTM

1.2.2.3. Thanh lý tài sản đảm bảo

Đây là biện pháp cuối cùng sau khi đã áp dụng các biện pháp để cải thiện tình hình SXKD, tình hình tài chính của DN khơng có hiệu quả. Dựa theo các quy định trong hợp đồng đã ký kết, NH sẽ áp dụng biện pháp thanh lý tài sản thế chấp để có thể thu lại một phần vốn đã mất, bên cạnh đó NH vẫn sẽ phải theo dõi khoản nợ khó địi này.

Thanh lý tài sản thế chấp là biện pháp mà NH bắt buộc KH phải tuân theo đúng như trong điều khoản hợp đồng đã ký kết về vấn đề thanh lý tài sản thế chấp của khoản vay. Đây là vấn đề mà cả hai bên đều không mong muốn vì nó q khắc nghiệt với người vay. Mặt khác các thủ tục pháp lý lại quá rắc rối, tốn nhiều chi phí, mà theo thời gian thì giá trị của tài sản thế chấp có nhiều biến động sẽ khơng đảm bảo bù đắp cho khoản vay. Thêm vào đó là uy tín của NH có thể bị giảm sút do sự nghi ngại của KH về hoạt động của NH là

khơng an tồn và hiệu quả, nếu như NH có q nhiều các hợp đồng phải áp dụng biện pháp thanh lý tài sản thế chấp.

Có nhiều hình thức thanh lý tài sản thế chấp, sau đây là một số hình thức được áp dụng phổ biến trong quan hệ tín dụng giữa NH và KH:

+. NH cố gắng thuyết phục KH tự bán tài sản thế chấp thay vì NH bán phát mại trên thị trường, như vậy có thể bán được với giá cao hơn. Thêm vào đó KH cũng tránh được những RR do mất uy tín với bạn hàng, và NH cũng tránh được những chi phí trong việc giải quyết tài sản thế chấp này. Có lẽ, đây là biện pháp có lợi nhất đối với cả hai phía.

+. KH gán nợ cho NH và để cho NH tự bán tài sản thế chấp để thu nợ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Việc bán tài sản thế chấp không phải là công việc của NH, vừa tốn thời gian và cả chi phí cho việc tìm khách mua. Cho nên, NH thường sử dụng để làm văn phòng, trụ sở giao dịch, cho thuê, góp vốn liên doanh liên kết.

+ .NH có thể đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tham gia bán đấu giá tài sản thế chấp. Nếu tài sản thế chấp bán ra khơng đủ để bù đắp nợ thì NH có thể nhận phán quyết của tồ án về phần chênh lệch, ví dụ như NH được phép thu thêm nếu người vay còn các tài sản khác.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh nam định (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)