Xây dựng nguồn lực cho hoạt động ngân hàng bán lẻ

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam- chi nhánh hà thành (Trang 106)

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

3.3.4 Xây dựng nguồn lực cho hoạt động ngân hàng bán lẻ

Tiểu mục 3.3.4 “ Xây dựng nguồn lực cho hoạt động ngân hàng bán lẻ” Bao gồm 4 tiết: 1/ Xây dựng nguồn lực con người, 2/ Xây dựng nguồn lực công nghệ thông tin và hạ tầng kinh doanh, 3/ Xây dựng nguồn lực ngân sách.

a) Xây dựng nguồn lực con người

Nhân sự trong ngành ngân hàng hiện nay có nhiều bất cập xuất phát từ nhu cầu hội nhập cũng như nhu cầu mở rộng thị trường. Các ngân hàng nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam với dịch vụ mới, sản phẩm mới, công nghệ mới. Những ngân hàng nước ngoài này cũng muốn sử dụng nguồn nhân lực có sẵn của Việt Nam để triển khai những sản phẩm mới. Do đó, cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực cho hoạt động ngân hàng hiện nay cũng rất gay gắt. Thu hút nguồn nhân lực có trình độ là một trong những mục tiêu quan

trọng để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Thành.

Trong hoạt động ngân hàng, có một số mảng công việc truyền thống như công việc tác nghiệp cụ thể, bao gồm bán sản phẩm, giao tiếp với khách hàng, sử dụng các dịch vụ đơn giản, thì cán bộ có thể dễ dàng đáp ứng được. Nhưng hiện nay, thị trường nhân lực cho ngành ngân hàng đang thiếu những chuyên gia để thiết kế và cập nhật những sản phẩm mới, hoặc những chuyên gia trong những lĩnh vực mới phát sinh trong ngành ngân hàng như quản lý đầu tư, quản lý quỹ, tư vấn tài chính doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp. Những loại hình dịch vụ mới, sản phẩm mới gắn bó chặt chẽ với tất cả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đòi hỏi nhân sự phải có một kiến thức tổng hợp và kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng mới có thể thiết kế được.

Vì vậy, BIDV Hà Thành vẫn vừa phải sử dụng những nguồn nhân lực đã có kết hợp với đào tạo đội ngũ kế cận để đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực trong ngành ngân hàng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhằm trang bị kiến thức phù hợp với mô hình ngân hàng bán lẻ. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của cán bộ ngân hàng. Xây dựng hệ thống khuyến khích để trực tiếp gắn quyền lợi của người lao động với kết quả kinh doanh của đơn vị và đóng góp của cá nhân người lao động; có chế độ đãi ngộ xứng đáng với những cán bộ quản lý. Bao gồm chính sách đào tạo nhân viên và chính sách đãi ngộ.

Thứ nhất: chính sách đào tạo nhân viên. Một đội ngũ nhân viên chuyên

nghiệp, nhiệt tình, năng động là điều mà Ngân hàng luôn hướng tới. Do đó, cần phải tăng cường hơn nữa các khóa đào tạo tập trung về chuyên môn dành riêng cho nhân viên chuyên trách nghiệp vụ Ngân hàng bán lẻ, đảm bảo cho những nhân viên này đều được thông qua các khóa đào tạo liên quan, luôn được cập nhật, bổ sung kiến thức mới về sản phẩm và xu hướng thị trường. Để việc đào tạo và tái đào tạo được thực hiện liên tục và kịp thời, nhân viên

có thể tham gia các khóa học được tổ chức tập trung của Ngân hàng. Ngoài ra, bên cạnh các khóa đào tạo nội bộ, cũng cần tạo điều kiện để nhân viên có thể tham gia các khóa học do các đơn vị bên ngoài tổ chức để có thể học hỏi kinh nghiệm từ các tổ chức, các Ngân hàng bạn. Ngoài những kiến thức nghiệp vụ cần thiết để có thể giải đáp, tư vấn cho khách hàng một cách thông suốt, nhân viên cũng cần được đào tạo những kỹ năng cần thiết khác, như kỹ năng giao tiếp khách hàng, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng đàm phán… để chất lượng phục vụ khách hàng được tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. Những nhân viên có kiến thức chuyên môn và có kỹ năng tốt sẽ giúp Ngân hàng giữ chân được khách hàng truyền thống và phát triển thêm nhiều khách hàng mới.

Thứ hai: chính sách đãi ngộ. Bên cạnh chính sách về đào tạo, cũng cần

có chính sách đãi ngộ nhân tài để có thể giữ chân những nhân viên giỏi phục vụ cho Ngân hàng một cách lâu dài và thu hút những ứng viên tiềm năng trên thị trường lao động thông qua các biện pháp: cơ chế đánh giá nhân viên công bằng, khách quan; Xây dựng chính sách đảm bảo tiền lương được trả phù hợp với năng lực của nhân viên và tương xứng với mức độ công việc được giao; Xây dựng tiến trình nghề nghiệp rõ ràng và phổ biến rộng rãi để nhân viên có thể xác định được hướng đi trong tương lai, nghề nghiệp của mình

Thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ, cả về trình độ nghiệp vụ, tác phong giao dịch và nhận thức về tầm quan trọng của dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Chú trọng công tác kiện toàn tổ chức trong toàn hệ thống, thực hiện bổ nhiệm và điều động nội bộ, tuyển dụng cán bộ mới, để đáp ứng nhu cầu về nhân sự trong toàn hệ thống, phù hợp với mô hình ngân hàng bán lẻ. Gắn kết quả đào tạo với việc bố trí sử dụng cán bộ theo đúng người, đúng việc; thực hiện luân chuyển cán bộ để sắp xếp công việc phù hợp nhất với năng lực chuyên môn, phát huy tinh thần sáng tạo của cán bộ nhân viên ngân hàng.

b) Xây dựng nguồn lực công nghệ thông tin và hạ tầng kinh doanh Công nghệ thông tin đóng vai trò như một phương tiện để thực hiện mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Việc ứng dụng các công nghệ thông tin hiện đại và phù hợp quyết định sự thành công của ngân hàng trong việc triển khai cung ứng các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Trên thực tế, có hơn 80% nghiệp vụ ngân hàng và hơn 85% giao dịch của hệ thống ngân hàng được xử lý bằng công nghệ thông tin. Riêng trong lĩnh vực bán lẻ, công nghệ thông tin hỗ trợ đắc lực trong việc xử lý dữ liệu tập trung, nâng cao chất lượng quản trị hệ thống, tạo điều kiện đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ, tăng cường xử lý tự động trong tất cả quy trình tiếp nhận yêu cầu khách hàng, thẩm định và xử lý thông tin, nâng cao chất lương dịch vụ, đảm bảo tính bảo mật và an toàn trong kinh doanh.

Chìa khóa của chiến lược ngân hàng bán lẻ là phát triển công nghệ thông tin, làm nền tảng phát triển kinh doanh và mở rộng các loại hình dịch vụ mới theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, nhằm tạo nhiều tiện ích mới cho sản phẩm ngân hàng bán lẻ và tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Hệ thống công nghệ thông tin phải luôn luôn được duy trì và nâng cấp, đảm bảo phát triển ngân hàng theo chiều sâu, tăng cường tính an toàn, bảo mật, thiết lập các chính sách dự phòng cơ sở dữ liệu.

c) Xây dựng nguồn lực ngân sách

Đầu tư cho hoạt động bán lẻ đòi hỏi phải có nguồn lực về vốn lớn để mở rộng mạng lưới chi nhánh – kênh cung cấp sản phẩm sịch vụ hữu hình, đầu tư cho công nghệ ngân hàng hiện đại để thiết lập kênh phân phối điện tử, kênh phân phối từ xa như hệ thống máy ATM, máy chấp nhận thẻ POS. Để gia tăng sức cạnh tranh, đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư trang thiết bị, nâng cấp hệ thống ngày càng hiện đại, nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, chi phí bỏ ra để đầu tư cho công nghệ rất lớn, hầu hết

các thiết bị công nghệ đều phải nhập từ nước ngoài với chi phí chuyển giao công nghệ rất cao. Ở các ngân hàng Châu Âu, chi phí cho công nghệ thông tin chiếm khoảng 10-30% của tổng chi phí hoạt động. Các ngân hàng Châu Á như DBS (Singapore), Kookmin bank (Korea), Bank of China (China) dành khoảng từ 4,2-17,7% chi phí hoạt động cho hệ thống công nghệ thông tin, mức bình quân khoảng 11%. Hiện nay, chi phí đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin của BIDV Hà Thành là khoảng 8% trên tổng thu nhập và 10% trên tổng chi phí hoạt động.

Xây dựng nguồn lực ngân sách đóng vai trò quan trọng, đảm bảo tính chủ động trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của BIDV Hà Thành.

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam- chi nhánh hà thành (Trang 106)