Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam- chi nhánh hà thành (Trang 84)

VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ THÀNH

2.4.2Nguyên nhân khách quan

Một nguyên nhân nữa là do, các yếu tố khách quan nằm ngoài ngân hàng như môi trường chính sách chưa đồng bộ, chưa tạo điều kiện cho dịch vụ ngân hàng bán lẻ phát triển. Môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế. Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp. Trong khi đó, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đòi hỏi phải áp dụng công nghệ mới và quy trình nghiệp vụ hiện đại, nhanh chóng. Với tốc độ phát triển dịch vụ như hiện nay, nhiều quy định pháp lý đã tỏ ra bất cập và không bao hàm hết các mặt nghiệp vụ, gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại khi muốn triển khai

dịch vụ mới. Các nguyên nhân khách quan có thể kể đến như: 1/ Môi trường hoạt động kinh doanh bán lẻ; 2/ Môi trường công nghệ; 3/ Môi trường pháp chế và 4/ Nguyên nhân từ phía khách hàng. Cụ thể:

Môi trường hoạt động kinh doanh bán lẻ

Môi trường hoạt động kinh doanh trong năm 2011 có nhiều biến động, đặc biệt là ảnh hưởng của thay đổi lãi suất huy động vốn, khiến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nói chung cũng như của chi nhánh BIDV Hà Thành nói riêng gặp nhiều khó khăn.

Năm 2011, hoạt động NHBL của khối NHTM diễn ra khá sôi động, đặc biệt là sự cạnh tranh quyết liệt trong hoạt động huy động vốn dân cư. Các ngân hàng liên tục đưa ra nhiều chương trình khuyến mại tặng quà, tiền mặt, lãi suất với các sản phẩm tiền gửi đa dạng để thu hút khách hàng.

Năm 2011 cũng chứng kiến cuộc chạy đua giữa các ngân hàng trong lĩnh vực dịch vụ bán lẻ bằng việc đưa ra hàng loạt các chiến dịch marketing, đa dạng các hình thức khuyến mại (bằng tiền, lãi suất, hiện vật, dự thưởng) để thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ: thẻ, E-Banking, kiều hối, tín dụng tiêu dùng... Đối với hoạt động kinh doanh thẻ, các ngân hàng đều cố gắng tìm các phân khúc thị trường mới, phát triển đa dạng, phong phú các sản phẩm thẻ, bổ sung các tiện ích cho chủ thẻ (thanh toán hoá đơn điện, nước, thanh toán vé máy bay,...), qua đó hình thành nên xu hướng trong lĩnh vực bán lẻ là, các ngân hàng đều tích cực nghiên cứu triển khai các dịch vụ ứng dụng hàm lượng công nghệ cao.

Môi trường công nghệ

Công nghệ cũng là yếu tố tiên quyết để phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như Internet Banking, HomeBanking… Hiện nay, với sự cạnh tranh của các tổng công ty viễn thông hàng đầu Việt Nam, đã làm dịch vụ ngân hàng điện tử gần gũi hơn với khách hàng. Khách hàng sử dụng các dịch vụ này nhiều hơn, vì chúng mang đến rất nhiều tiện lợi cho khách hàng. Mặc

dù đã có những cải tiến đáng kể, song tốc độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng còn chậm, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin- truyền thông còn yếu, dung lượng đường truyền thấp, giá thành đắt, chất lượng dịch vụ không ổn định, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện hoạt động ngân hàng cũng như yêu cầu về hội nhập với khu vực và quốc tế. Mức độ tự động hoá các giao dịch ngân hàng còn thấp, nhiều qui trình nghiệp vụ ngân hàng được xây dựng trên nền tảng xử lý thủ công hoặc cơ giới hoá, chưa phù hợp với phương thức tự động hoá. Hiện tại, hệ thống thanh toán quốc gia và hệ thống thanh toán trong nội bộ các ngân hàng thương mại còn nhiều bất cập và chưa được hiện đại hoá đồng bộ, hệ thống chuyển mạch của các ngân hàng cũng không đồng bộ nên khó kết nối. Hệ thống thông tin quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh doanh và hoạch định chiến lược.

Môi trường pháp chế

Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến dịch vụ ngân hàng, nhưng hệ thống pháp luật ngân hàng hiện nay chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, chưa đủ khả năng bao quát hết các vấn đề và phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, ngân hàng điện tử … Cơ chế quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng chưa theo kịp tiến trình hiện đại hoá ngân hàng và chưa phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

NHNN đã từng bước hình thành môi trường chính sách thông thoáng cho hoạt động ngân hàng, nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tế đặt ra, nhất là về tiếp cận cung cấp dịch vụ ngân hàng, bao gồm cả điều kiện, thủ tục cấp phép đối với cung cấp dịch vụ mới và thành lập tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng. Chính sách quản lý dịch vụ ngân hàng chưa thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của dịch vụ ngân hàng mới (chính sách phí dịch vụ ngân hàng không có sự phân biệt giữa dịch vụ ngân hàng truyền thống dựa trên chứng từ

giấy và dịch vụ ngân hàng mới dựa trên chứng từ điện tử; thiếu cơ chế xử lý rủi ro dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ mới). Các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng (vốn, dự phòng rủi ro, các giới hạn an toàn hoạt động ngân hàng) và hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng còn bất cập và chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế (Basel). NHNN còn hạn chế về khả năng giám sát cung ứng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là chưa có khả năng cảnh báo sớm về những rủi ro trong hoạt động ngân hàng và chưa thiết lập được hệ thống giám sát hữu hiệu.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Nét đặc thù của dịch vụ ngân hàng bán lẻ là nhắm tới đối tượng khách hàng cá nhân, song người dân trong nước chưa biết nhiều về dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng. Do mức thu nhập của phần lớn dân cư còn thấp, thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến, nên khả năng phát triển và mở rộng dịch vụ NHBL còn hạn chế.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam- chi nhánh hà thành (Trang 84)