GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
3.1 Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành
3.1 Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành
Dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, năm 2010 được đánh giá là năm “bùng nổ” về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tăng cường tiếp cận với nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Dân số Việt Nam tính đến tháng 7 năm 2011 xấp xỉ 87 triệu người, với mức thu nhập của người dân ngày càng cao, là thị trường tiềm tăng của các ngân hàng thương mại, khi mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt được chú trọng.
Nhận thấy những thay đổi trên, BIDV Hà Thành đã đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường bán lẻ, tăng cường tiếp cận với khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khi chuyển sang bán lẻ, ngân hàng sẽ có thị trường lớn hơn, tiềm năng phát triển tăng lên và có khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh.
Trong số các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, HSBC và Citibank là hai ngân hàng nổi tiếng toàn cầu về kinh doanh ngân hàng bán lẻ, với các chiến lược cụ thể để phát triển kinh doanh ngân hàng bán lẻ. Trong bối cảnh đó, khối NHTM Việt Nam không thể ngồi yên hưởng lợi thế sân nhà như trước kia, BIDV Hà Thành đã xác định phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của mình, bắt đầu từ sự nắm bắt các cơ hội có được từ các thị trường mới, từ việc áp dụng công nghệ và sử dụng hệ thống tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, phương thức phân phối hiệu quả, tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng
với ngân hàng.
Cùng với sự phát triển của thị trường dịch vụ ngân hàng, những dịch vụ tài chính thông qua các kênh ngân hàng điện tử như: BSMS, Internet Banking… đang ngày càng được nhiều khách hàng sử dụng thông qua các ưu điểm nổi bật là tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như tính năng bảo mật được bảo đảm. Qua giai đoạn đầu triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử với các dịch vụ phi tài chính cơ bản như truy vấn số dư tài khoản, sao kê tài khoản, thông báo biến động số dư đều mở rộng sang các dịch vụ về tài chính như chuyển khoản, chuyển đổi tài khoản (từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm)…
Thật ra, dịch vụ ngân hàng hiện đại đã được một số ngân hàng lớn trong nước sử dụng cách đây khá lâu, nhưng với sự “lấn sân” của khối ngân hàng ngoại, dịch vụ này mới được chú trọng. Đây là xu hướng tất yếu mà bất kỳ một ngân hàng hiện đại nào cũng phải đáp ứng cho khách hàng. Việc triển khai các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng mà còn mang lại lợi ích không nhỏ cho ngân hàng, cũng như phù hợp với chủ trương chung của Chính phủ về giảm thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế.