Dịch vụ thanh toán

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam- chi nhánh hà thành (Trang 27)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ

1.2.2 Dịch vụ thanh toán

Đối với ngân hàng bán lẻ thì dịch vụ thanh toán đóng một vai trò rất quan trọng, đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Trên cơ sở quản lý tài khoản thanh toán, tài khoản séc, các ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Trong giao dịch kinh doanh giữa người mua và người bán, bên cạnh việc giao hàng từ người bán sang người mua, thì việc thanh toán tiền hàng, hay nói cách khác là dòng tiền đi từ người mua sang người bán cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi của cả hai bên. Giao dịch thanh toán có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau và được xác định theo phương thức thanh toán và kênh thanh toán khác nhau. Phương thức giao dịch đơn giản nhất là thanh toán bằng tiền mặt. Tuy nhiên, phương thức thanh toán này sẽ không thuận tiện và có thể gặp rủi ro trong

trường hợp số tiền thanh toán lớn, rủi ro phát sinh trong quá trình chuyển tiền từ địa điểm của người mua sang địa điểm của người bán. Một phương thức thanh toán khác là sử dụng trung gian thanh toán là các ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán. Trái với phương thức thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán qua ngân hàng nhanh chóng, hiệu quả và an toàn hơn đối với cả người mua và người bán. Ngày nay, với điều kiện về công nghệ thông tin phát triển, khiến cho việc thanh toán ngày càng nhanh chóng, thuận lợi cho cả người mua và người bán thông qua mạng lưới hệ thống ngân hàng hiện đại. Ngân hàng bán lẻ cung cấp các phương tiện thanh toán như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ thanh toán, các phương tiện thanh toán điện tử. Khách hàng có thể lựa chọn một hoặc một vài phương tiện thanh toán trên, và các phương tiện thanh toán này có thể thay thế lẫn nhau.

Dịch vụ thanh toán có 02 hình thức cơ bản là thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế.

Thanh toán trong nước có thể coi là một dịch vụ truyền thống của bất

kỳ ngân hàng nào. Các ngân hàng cung cấp dịch vụ này nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán chuyển tiền của khách hàng trong lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, có rất nhiều kênh chuyển tiền trong nước như kênh thanh toán bù trừ, thanh toán từng lần qua NHNN, thanh toán song phương và thanh toán điện tử liên ngân hàng. Khi NHNN phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn 2 từ cuối năm 2008, hoạt động chuyển tiền giữa các ngân hàng khác nhau ngày càng được thực hiện nhanh chóng và đơn giản hơn. Một số ngân hàng hiện nay đã phát triển hệ thống nối mạng trực tuyến giữa các chi nhánh với Hội sở chính. Khi đó, việc thực hiện giao dịch chuyển tiền trong cùng một hệ thống ngân hàng chỉ mất vài phút là khách hàng có thể nhận được tiền ngay lập tức. Ngoài ra, để phục vụ khách hàng tốt hơn, các ngân hàng còn tiến hành ký kết các thỏa thuận thanh toán song phương để có thể

chuyển tiền cho khách hàng nhanh nhất với mức phí hấp dẫn. Không chỉ ký kết hợp đồng chuyển tiền với các ngân hàng, một số ngân hàng có bắt tay với các Tập đoàn hoặc các công ty khác để mở rộng kênh thanh toán trong nước như VNPOST, BANKNET, VIETPAY, ONCE PAY, để thực hiện các giao dịch thanh toán song phương đến tận các huyện, xã hoặc thực hiện thanh toán các dịch vụ như hóa đơn, tiền vé máy bay…

Thanh toán quốc tế: Hiện nay, dịch vụ thanh toán quốc tế được các

ngân hàng thực hiện thông qua kênh SWIFF, kiều hối, chuyển tiền WU, thanh toán séc và Bankdraft. Trong đó, kênh SWIFF là hình thức chuyển tiền quốc tế phổ biến hiện nay của hầu hết các ngân hàng. Để phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế, các ngân hàng thường ký kết hợp đồng với các đối tác ngân hàng nước ngoài nhằm thu hút lượng kiều hồi chuyển về cũng như có một thỏa thuận phí ưu đãi, cạnh tranh hơn cho khách hàng khi sử dụng kênh chuyển tiền của ngân hàng. Các ngân hàng thường ký kết hợp đồng với các trung tâm xuất khẩu lao động hoặc các đại lý ngân hàng nước ngoài tại Việt nam để hướng dẫn người lao động mở tài khoản tại ngân hàng. Việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng ở Việt Nam cũng như khách hàng xuất khẩu ở nước ngoài khi được hưởng mức phí ưu đãi hơn cũng như các dịch vụ tư vấn kèm theo của ngân hàng. Chuyển tiền WU là một hình thức chuyển tiền và nhận tiền rất nhanh chóng thông qua chương trình được nối mạng toàn cầu. Nhiều ngân hàng trong nước đã tận dụng mạng lưới của mình để phát triển đại lý phụ cho ngân hàng thực hiện dịch vụ WU và hưởng phí hoa hồng.

- Dịch vụ thanh toán có thể coi là một trong các dịch vụ truyền thống,

cốt lõi của ngân hàng. Số phí thu được từ dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thường chiếm từ 30-50% tổng số phí dịch vụ của ngân hàng. Tuy nhiên, mức độ rủi ro trong dịch vụ thanh toán cũng rất lớn, vì có một số kênh chuyển tiền khi đã thực hiện không thể hủy lệnh giao dịch hoặc rủi ro trong quá trình tác

nghiệp có thể gây thiệt hại cho ngân hàng đặc biệt là các giao dịch chuyển tiền quốc tế.

- Bên cạnh việc duy trì các kênh thanh toán truyền thống, việc phát

triển các kênh chuyển tiền, tạo ra các phương thức chuyển tiền nhanh chóng, đơn giản và an toàn sẽ là mục tiêu mà bất kỳ ngân hàng nào cũng theo đuổi. Ngày nay, các ngân hàng còn tập trung ký kết các thỏa thuận với các ngân hàng, các đối tác khác để thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền cho nhiều mục đích khác nhau của khách hàng. Phát triển dịch vụ thanh toán, chuyển tiền của các ngân hàng gắn chặt với việc phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin và bảo đảm an toàn trong quá trình thực hiện giao dịch.

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam- chi nhánh hà thành (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w