Đánh giá khái quát.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU CHINH PHỤC đọc HIỂU 9 vào 10 cô lê MAI (Trang 156 - 159)

- Tác dụng: Nhấn mạnh hồn cảnh làm việc đầy khó khăn, vất vả của anh thanh niên Qua

d. Đánh giá khái quát.

• Khẳng định lại vẻ đẹp của mùa thu miền Bắc thông qua cảm nhận tinh tế của hồn thơ Hữu Thỉnh.

• Những thành cơng về nghệ thuật: thể thơ năm chữ; ngơn ngữ thơ giản dị, hàm súc, tự nhiên; hình ảnh thơ đẹp, sáng tạo, giàu sức gợi qua các biện pháp tu từ đặc sắc...

• Thành cơng về nội dung: Sang thu là tiếng lịng của nhà thơ, gửi gắm bao tình yêu mùa thu của quê hương đất nước, một tiếng thu nồng hậu thiết tha...

2.3. Kết bài

Khẳng định vẻ đẹp, giá trị của tác phẩm và sức sống của nó trong dịng chảy thời gian.

3. Sáng tạo:

• Có những so sánh, mở rộng liên hệ sáng tạo. Bộc lộ rõ được quan điểm cá nhân theo hướng tích cực.

• Giàu cảm xúc chân thành, sâu sắc.

* Lưu ý: HS có thể trình bày, diễn đạt theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo tính hợp lý và thuyết phục.

Câu 12: Nêu tên và tác dụng của các biện pháp nghệ thuật của bài thơ “sang thu” – Hữu Thỉnh?

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về

Sơng được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.

Gợi ý:

Nhân hóa “sương chùng chình”

->Tác dụng: sương thu có ý chậm lại, quấn quýt bên ngõ xóm đường làng.Tâm trạng chờ

đợi, lưu luyến.

->Tác dụng: Nghĩa thực là ngõ của làng quê, còn nghĩa ẩn dụ chính là cửa ngõ chuyển giao

từ hạ sang thu.

Nhân hóa và phép đối: “sơng được lúc dềnh dàng – chim bắt đầu vội vã”

->Tác dụng: Sơng thì nhẹ nhàng, chậm chạp trơi, cịn chim thì vội vàng đi tránh rét về

phương Nam.

Sự đối lập vô cùng tinh tế về khoảnh khắc giao mùa với hai dấu hiệu thời tiết chuyển biến khác nhau của chim và sơng.

Nhân hóa “vắt”

->Tác dụng: gợi hình dung mây mỏng như dải lụa treo trên bầu trời. Ranh giới nửa nghiêng

về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu. Cảm xúc say sưa, tâm hồn giao cảm với thiên nhiên, tị mị những gì sắp tới của mùa thu nhưng cũng còn vương vấn, lưu luyến mùa hạ.

Nhân hóa “sấm cũng bớt bất ngờ - trên hàng cây đứng tuổi”

->Tác dụng: trạng thái của con người. Con người cũng trở nên điềm tỉnh, chính chắn hơn. Ẩn dụ: “Sấm” và “hàng cây đứng tuổi”

->Tác dụng: Sấm gợi ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác – ý nghĩa về con người và cuộc sống. Những tiếng sấm bất ngờ của mùa hạ đã bớt đi lúc sang thu (cũng có thể hiểu: hàng cây khơng cịn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa), nhưng đó cịn là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Và hàng cây đứng tuổi ở đây vừa gợi lên hình ảnh những hàng cây khơng phải là cịn non, vừa gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Đồng thời hàng cây đứng tuổi còn đại diện cho đất nước Việt Nam đã trở nên trưởng thành hơn khi trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của cuộc kháng chiến.

Câu 13: Nhận xét trạng thái vận động của sương, của dịng sơng, cánh chim, đám mây khi tiết trời sang thu được thể hiện trong bài thơ?

Gợi ý:

Có thể trả lời các câu hỏi sau để phân tích cảm nhận của nhà thơ:

– Không gian lúc chuyển mùa từ hạ sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu, qua các yếu tố nào? (Hương ổi thoảng len trong gió se, sương nơi đầu ngõ)

– Từ ngữ miêu tả trạng thái của thiên nhiên, thể hiện cảm giác, tâm trạng ở khổ thơ này có gì đặc sắc (phả, chùng chình, bống, hình như) ?

Câu 14: Kết thúc bài thơ Chiều sông Thương, Hữu Thỉnh viết:

Nắng thu đang trải đầy Đã trăng non múi bưởi Bên cầu con nghé đợi Cả chiều thu sang sơng.

Phân tích, so sánh hình ảnh, cảm xúc ở khổ thơ này với bài thơ Sang thu. Gợi ý:

Bài thơ Chiều sông Thương diễn tả cuộc sống lao động, sinh hoạt tươi vui, yên bình của một vùng quê Bắc Bộ trong buổi chiều thu trong trẻo.

Khổ thơ cuối Chiều sông Thương miêu tả sự giao chuyển giữa ngày thu dài – đêm thu,trong ở đồng bằng Bắc Bộ. cần chú ý sự đồng thời tồn tại, xuất hiện của ánh nắng và vầng trăng non, chú ý vẻ thanh thản, nhẹ nhàng của chiều thu sang sông cùng con nghé hồn nhiên, thong thả đợi… Thiên nhiên cùng tâm trạng, cảm giác ấy giống với bài Sang thu như thế nào ? (Tất cả đều gắn với tâm trạng bâng khuâng, rung động nhẹ nhàng, tinh tế của nhà thơ). Mặt khác, đặc điểm thời gian, thời điểm cùng ý nghĩa tổng hợp, triết lí của bài Sang thu có gì khác với khổ thơ đó trong Chiều sơng Thương?

Câu 15: Những biểu hiện nào của thiên nhiên khiến tác giả có cảm giác “Hình như thu đã về”? Dựa vào những biểu hiện đó, em hãy tả lại bức tranh thiên nhiên với những biến đổi của đất trời lúc chuyển mùa từ hạ sang thu?

Gợi ý:

Những biểu hiện của thiên nhiên khiến tác giả có cảm giác “Hình như thu đã về”: Hương ổi chín, ngọn gió se, sương “chùng chình”.

Bức tranh thiên nhiên với những biến đổi của đất trời lúc chuyển mùa từ hạ sang thu được tác giả Hữu Thỉnh miêu tả đầy tinh tế. Nhà thơ đã cảm nhận được mùa thu về bằng những tín hiệu đầu tiên thật giản dị:

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se

Nhà thơ nhận ra mùa thu sang từ “hương ổi” – mùi hương đặc sản của dân tộc, mùi hương riêng của mùa thu làng quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. “Hương ổi” là một hỉnh ảnh, một tứ thơ khá mới mẻ với thơ ca viết về mùa thu nhưng lại vô cùng quen thuộc và gần gũi đối với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân miền Bắc mỗi độ thu về. Ngọn gió ở đây cũng khơng phải những cơn gió nồm nam mang nhiều hơi nước của mùa hạ mà là “gió se” – Dấu hiệu đặc trưng của mùa thu. Tín hiệu thứ ba báo thu về là “sương chùng chình qua ngõ”. Những giọt sương như muốn chậm lại, giăng mắc trên các lối đi, trên đường làng ngõ xóm. Khứu giác đã cảm nhận “hương ổi”, xúc giác đã nhận ra “gió se” và thị giác thì nhìn thấy “sương chùng chình”. Ấy vậy mà nhà thơ vẫn cịn dè dặt “Hình như thu đã về?” Một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng chính là cảm xúc của thời điểm chuyển giao.

Sau giây phút ngỡ ngàng nhận ra thu về, nhà thơ cảm nhận rõ hơn những sự biến đổi của đất trời lúc thu sang. Thiên nhiên mùa thu đã được cụ thể bằng những hình ảnh: “sơng dềnh dàng”, “chim vội vã”, “đám mây vắt nửa mình” với một khơng gian dài, rộng và cao vời vợi. Dịng sơng khơng cịn cuồn cuộn chảy như những ngày mùa hạ mà trở nên êm đềm, nhẹ nhàng, trơi lững lờ. Cái “dềnh dàng” của dịng sơng không chỉ gợi ra vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên mùa thu mà còn mang đầy tâm trạng ngẫm ngợi, suy tư của con người. Tương phản với hình ảnh dịng sơng là hình ảnh đàn chim “bắt đầu vội vã”. Không gian trở nên xơn xao, khơng có âm thanh nhưng câu thơ lại gợi được cái động. Nhà thơ đã gợi ra tốc độ trái

chiều của thiên nhiên, của sự vật để tạo ra một bức tranh mùa thu đang về - có những nét dịu êm, nhẹ nhàng, lại có những nét hối hả, vội vã.

Câu 16: Vì sao nói bài thơ thể hiện sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu?

Gợi ý:

Bài thơ “Sang thu” thể hiện một tâm hồn nhạy cảm với những sự cảm nhận đầy tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh:

• Động từ “phả” được sử dụng hết sức đặc sắc và có hồn giúp gợi hương ổi chín như đang quyện lại, nồng nàn và lan tỏa trong khơng gian.

• Nghệ thuật nhân hóa qua từ láy “chùng chình” khiến cho làn sương mùa thu dường như cũng mang theo tâm trạng. Màn sương nửa đi, nửa ở như đang chờ đợi ai hay lưu luyến điều gì.

• Tương tự, nghệ thuật nhân hóa qua từ láy “dềnh dàng” khiến dịng sơng mùa thu như đang trầm xuống, đang ngẫm nghĩ, suy tư. Dịng sơng trở nên thật có tình.

• Những cụm từ “vẫn còn”, “đã vơi dần”, “cũng bớt”,… là một cách nói mơ hồ thể hiện một sự nhạy cảm đầy tinh tế của tác giả.

Câu 17: Theo em, trong bài thơ này, hình ảnh hoặc câu thơ nào thể hiện được nét đặc sắc riêng của thời điểm giao mùa giữa hạ và thu?

Gợi ý:

Học sinh lựa chọn phân tích hình ảnh mà mình cho là đặc sắc nhất. Có thể tham khảo gợi ý sau.

Bầu trời mùa thu được mở ra với một hình ảnh rất ấn tượng:

Có đám mây màu hạ Vắt nửa mình sang thu.

Đơng từ “vắt’ được sử dụng hết sức tinh tế và đắt giá để gợi ra hình ảnh đám mây như đang mải mê lấn sang màu thu nhưng vẫn cịn chút gì đó vấn vương mùa hạ. Cái cách “vắt nửa mình” thật thi vị. Hình ảnh “đám mây” vắt ngang trên bầu trời tựa như một cây cầu bắc ngang hai bến hạ - thu. Đó là một sự liên tưởng thú vị - một hình ảnh đầy chất thơ. Có lẽ đây là hai câu thơ hay nhất trong sự tìm tịi khám phá của Hữu Thỉnh trong khoảnh khắc giao mùa. Nó giống như một bức tranh thu vĩnh hằng tạc bằng ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU CHINH PHỤC đọc HIỂU 9 vào 10 cô lê MAI (Trang 156 - 159)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w