- Hoán dụ “trái tim”
CHUYÊN ĐỀ 6: LÀNG KIM LÂN-
-KIM LÂN-
Câu 1: Nêu tình huống truyện và tác dụng của nó trong tác phẩm “làng” – Kim Lân?
Gợi ý:
*Tình huống
Ơng Hai là một người rất yêu làng của mình nhưng vào 1 hôm ông Hai nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc.
=> Tình huống đối nghịch với tình cảm tự hào mãnh liệt về làng Chợ Dầu của ông Hai. Khác với suy nghĩ về một làng quê “Tinh thần cách mạng lắm” của ơng.
*Vai trị
- Tạo tâm lí, diễn biến gay gắt trong nhân vật, làm bộc lộ sâu sắc tình cảm u làng, u nước ở ơng Hai.
- Xét về mặt hiện thực, chi tiết này rất hợp lí.
- Xét về mặt nghệ thuật nó tạo nên một nút thắt cho câu chuyện; gây ra mâu thuẫn giằng xé tâm lí ơng lão đáng thương và đáng trọng ấy; tạo ra điều kiện để thể hiện tâm trạng và phẩm chất, tính cách của nhân vật thêm chân thực và sâu sắc; góp phần giải quyết chủ đề tác phẩm: phản ánh và ca ngợi tình yêu làng, yêu nước chân thành, giản dị của người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Sự phát triển của câu chuyện sẽ bám theo cái tình huống ối oăm ấy.
Câu 2: Nhan đề của truyện là "Làng" sao không phải là "Làng chợ Dầu" chẳng hạn. Từ nhan đề của truyện, em hiểu gì về chủ đề của tác phẩm?
Gợi ý
Nhan đề của truyện là "Làng" không phải là “Làng chợ Dầu” vì nếu là “Làng chợ Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng q, có trong mọi người nông dân. Bởi thế "làng" là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả.
->Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
Như vậy, nhan đề "làng" vừa nói lên được cái riêng là tình u làng của ơng Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lòng của những người dân quê đất Việt.
Câu 3: Trong "Làng", Kim Lân có kể về ơng Hai cứ múa tay lên mà khoe nhà ông bị giặc đốt, đốt nhẵn. Chi tiết này dường như vô lý. Ý kiến của em như thế nào? Ghi lại vắn tắt.
Gợi ý:
Trong "Làng", chi tiết kể về ông Hai cứ múa tay lên mà khoe nhà ông bị đốt nhẵn… Mới đọc chi tiết này, ta thấy dường như vô lý bởi ngôi nhà là cả một tài sản quá lớn. Hơn thế nó cịn gắn với bao kỷ niệm vui buồn rất thiêng liêng của mỗi con người. Mất nó ai mà khơng xót xa đau đớn ? Nhưng ơng Hai lại có cử chỉ “Múa tay lên để khoe" đó là biểu hiện của tâm trạng sung sướng, sung sướng đến tột độ. Tâm trạng này dường như có vẻ khơng bình thường? Khơng! Đặt ơng Hai trong hồn cảnh của "Làng", làng Dầu đang bị hai tiếng “việt gian” theo tây thì ơng Hai vui sướng sao được vì nhà bị tây đốt là bằng chứng hùng hồn rằng làng Dầu của ông vẫn theo kháng chiến, theo cách mạng, đó là một làng quê anh hùng, đứng dậy chống thực dân Pháp. Chắc hẳn mất nhà ông Hai cũng đau lắm chứ, xót xa lắm chứ. Nhưng dù thế nào thì nhà cịn có thể xây dựng lại được, song danh dự của làng đâu dễ lấy lại? Ông đã quên ??? sự mất mát riêng để tự hào sung sướng trong vẻ đẹp, sức mạnh chung của làng quê, đất nước, thế đấy, niềm vui, nỗi buồn của ông Hai luôn gắn liền với vận mệnh của Làng Dầu. Thế mới biết ông Hai yêu làng quê tha thiết đến chừng nào! Tình yêu làng quê được mở rộng, hồ quện trong tình u tổ quốc thật sâu nặng và thiêng liêng.
Câu 4: Tâm trạng nhân vật ông Hai (Làng – Kim Lân) trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc được tả như sau:
“Ơng Hai vẫn trằn trọc khơng sao ngủ được. Ơng hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ơng lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng không thể cất lên được… có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ơng lão đập thình thịch. Ơng lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài…”
(Làng, Kim Lân)
a. Nếu lược bỏ các dấu ba chấm và câu hỏi trong đoạn văn trên thì cách miêu tả nhân vật và giá trị biểu cảm của đoạn văn có gì thay đổi? Vì sao?
b. Trong một đoạn trích của Truyện Kiều đã học cũng có bốn câu thơ dùng câu hỏi để diễn tả tâm trạng nhân vật. Hãy chép lại những câu thơ đó (ghi rõ tên đoạn trích).
Gợi ý
a. Nếu lược bỏ các dấu ba chấm và câu hỏi trong đoạn văn trên thì cách miêu tả nhân vật vẫn khơng thay đổi: tâm trạng nhân vật vẫn được miêu tả qua cử chỉ, hành động và độc thoại nội tâm. Nhưng giá trị biểu cảm của đoạn văn sẽ ảnh hưởng: tâm trạng lo lắng buồn bã, sợ hãi và nghe ngóng của ơng Hai không rõ nữa, tốc độ phát triển nhân vật cũng nhanh hơn.
b. Bốn câu thơ có dùng câu hỏi diễn tả tâm trạng nhân vật trong Truyện Kiều là: Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thống cánh buồm xa xa? Buồn trơng ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
(Kiều ở lầu Ngưng Bích)
Câu 5: Phân tích đoạn: - Thế nhà con ở đâu? …