CHUYÊN ĐỀ 3: BẾP LỬA BẰNG VIỆT-

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU CHINH PHỤC đọc HIỂU 9 vào 10 cô lê MAI (Trang 51 - 53)

- Hoán dụ “trái tim”

CHUYÊN ĐỀ 3: BẾP LỬA BẰNG VIỆT-

-BẰNG VIỆT-

Câu1: Hãy nêu nhận xét về hình ảnh tượng trưng của hình tượng “bếp lửa”.

Gợi ý

Hình ảnh bếp lửa vốn là hình ảnh thật của bếp lửa mà ngày ngày người bà nhen lửa nấu cơm. Nhưng bếp lửa lại trở thành hình ảnh tượng trưng, gợi lại tất cả những kỷ niệm ấm áp của hai bà cháu. Lửa thành ra ngọn lửa tình yêu, lửa niềm tin, ngọn lửa bất diệt của tình bà cháu, tình quê hương đất nước. Bếp lửa mà người bà ấp iu hay chính là tình u thương mà bà nâng niu dành tất cả cho cháu, từ việc dạy cháu làm, chăm cháu học, bảo cháu nghe. Bếp lửa cũng là nơi bà nhóm lên tình cảm, khát vọng cho người cháu. Nhóm lửa cũng vừa có nghĩa thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng.

Câu 2: Hình ảnh bếp lửa gợi lại những kỷ niệm nào giữa bà và cháu? Vì sao người cháu có “ngọn lửa trăm tàu, có lửa trăm nhà, có niềm vui trăm ngả mà vẫn khơng qn nhắc về bếp lửa”?

Gợi ý:

Hình ảnh bếp lửa gợi lại trong lịng cháu kỷ niệm về năm lên bốn tuổi đói kém, bếp khói hun nhèm mắt. Rồi những mùa vải chín, chim tu hú kêu, những câu chuyện kể của bà. Những việc bà dạy bảo, bà chăm cháu học, bà lo lắng cho mọi người. Bếp lửa gợi lại những niềm vui của nồi xôi gạp mới, niềm yêu thương, những tâm tình tuổi thơ. Bếp lửa tượng trưng cho tình cảm vững bền của bà cháu, tình q hương sâu nặng. Chính vì thế, khi người cháu đi xa, có những niềm vui mới, có những tình cảm mới, có những bến bờ mới, nhưng vẫn khơng thể quên bếp lửa, nơi ủ sẵn tình cảm bà cháu, q hương.

Câu 3: Phân tích giá trị nghệ thuật của điệp từ “nhóm” trong khổ thơ sau:

“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xơi gạo mới xẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”.

– Điệp từ “nhóm” được nhắc lại 4 lần làm toả sáng hơn nét “kỳ lạ” và thiêng liêng bếp lửa. Bếp lửa của tình bà đã nhóm lên trong lịng cháu bao điều thiêng liêng, kỳ lạ. Từ: “nhóm” đứng đầu mỗi dịng thơ mang nhiều ý nghĩa : Từ bếp lửa của bà những gì được nhóm lên, khơi lên ?

– Khơi dậy tình cảm nồng ấm.

– Khơi dậy tình u thương, tình làng nghĩa xóm, q hương.

– Khơi dậy những kỷ niệm tuổi thơ, bà là cội nguồn của niềm vui, của ngọt bùi nồng đượm, là khởi nguồn của những tâm tình tuổi nhỏ.

=> Đó là bếp lửa của lịng nhân ái, chia sẻ niềm vui chung.

Câu 4: Trong bài thơ “Bếp lửa” nhà thơ Bằng Việt có viết: “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa, lịng bà ln ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

Vì sao ở hai câu cuối, tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại từ “bếp lửa”? Ngọn lửa ở đây có ý nghĩa gì? Em hiểu những câu thơ trên như thế nào?

Gợi ý:

– Ở cầu đầu dùng “bếp lửa” => đây là hình ảnh tả thực xuyên suốt bài thơ thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm => là cơ sở để xuất hiện hình ảnh ngọn lửa ở hai câu thơ sau.

– Từ “bếp lửa” chuyển thành “ngọn lửa” có ý nghĩa: – Ngọn lửa của tình yêu thương.

– Ngọn lửa của sức sống, niềm tin, huy vọng mà bà muốn truyền cho cháu.

– Bà khơng chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà cịn là người truyền lửa, sức sống niềm tin cho các thế hệ tiếp nối.

Câu 5: Phân tích đoạn thơ sau: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ …………..

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng bếp lửa!” Gợi ý:

Mở đoạn: Những suy ngẫm sâu sắc của tác giả về người bà, về bếp lửa. Thân đoạn:

– Suy ngẫm của người cháu về bà.

– Đó là sự tần tảo, đức hinh sinh, tấm lịng u thương chia sẻ của bà, hình ảnh bà ln gắn với hình ảnh bếp lửa (HS cần căn cứ vào cụm từ chỉ thời gian: đời bà, mấy chục năm, từ láy tượng hình lận đận, hình ảnh ẩn dụ: nắng mưa)

– Bà đã nhóm dậy những gì cao quý, thiêng liêng nhất của một con người: nhóm niêm yêu thương, niềm tin, nghị lực (phân tích đa nghĩa của từ “nhóm”).

– Suy ngẫm của người cháu về bếp lửa (câu cuối) hình ảnh bà gắn với bếp lửa. Bếp lửa vốn thân thuộc trong mỗi gia đình bỗng trở lên kì lạ => bếp lửa kì diệu thiêng liêng có sức tỏa sáng nâng đỡ tâm hồn cháu trong suốt cuộc đời.

Kết đoạn : suy nghĩ và ước mơ của tác giả.

Câu 6: Trong bài thơ “Bếp lửa” nhà thơ Bằng Việt “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lịng bà ln ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng …”

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU CHINH PHỤC đọc HIỂU 9 vào 10 cô lê MAI (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w