Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, hãy phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về biến chuyển trong không gian lúc sang thu ở hai khổ thơ trên.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU CHINH PHỤC đọc HIỂU 9 vào 10 cô lê MAI (Trang 152 - 155)

- Tác dụng: Nhấn mạnh hồn cảnh làm việc đầy khó khăn, vất vả của anh thanh niên Qua

d. Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, hãy phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về biến chuyển trong không gian lúc sang thu ở hai khổ thơ trên.

Gợi ý:

a. Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh

Hoàn cảnh sáng tác

+ 1977, in lần đầu trên báo văn nghệ, in lại nhiều lần trong các tập thơ. + Rút từ tập “Từ chiến hào đến thành phố”, NXB Văn học, Hà Nội, 1991 b. “Gió se”: gió mùa thu nhẹ, khơ và hơi lạnh.

“Chùng chình”: chậm chạp, như muốn dừng lại

c- Sương“ chùng chình”. Tác giả đã nhân hóa làn sương.Nó bay (đi) qua ngõ nhà chậm chạp, như muốn dừng lại, khác với mọi ngày. Có cái gì đó dun dáng, yểu điệu của một làn sương....

Còn đám mây mùa hạ mới thảnh thơi duyên dáng:

Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu

-Nhà thơ có một liên tưởng bất ngờ , một cách dùng từ độc đáo.Hữu Thỉnh không dùng từ (mây) lang thang, lơ lửng,bồng bềnh, nhẹ trôi... mà lại dùng từ “vắt”.Mây như kéo dài ra, vắt lên , đặt ngang trên bầu trời, buông thỏng xuống. Đây là một hình ảnh liên tưởng sáng tạo thú vị. Sự thật, khơng hề có đám mây nào như thế. Vì làm sao có sự phân chia rạch rịi, mắt nhìn thấy được trên bầu trời như thế. Đó là đám mây trong liên tưởng, tưởng tượng của tác giả. Nhưng chính cái hình ảnh mùa hạ nối với mùa thu bởi đám mây lững lờ, bảng lảng trên tầng không làm cho người đọc cảm nhận cả về không gian và thời gian chuyển mùa thật là đẹp, thật là khêu gợi hồn thơ. Câu thơ tả đám mây mùa thu của Hữu Thỉnh khá hay và độc đáo, cách chọn từ và dùng từ rất sáng tạo .

d. Khổ thơ đầu của bài thơ là sự cảm nhận vè cảnh vật chuyển sang thu cịn mơ hồ:

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về

Mở đầu bài thơ bằng từ “bỗng” nhà thơ như diễn tả cái hơi giật mình chợt nhận ra dấu hiệu đầu tiên từ làn “gió se” (xúc giác) mang theo hương ổi bắt đầu chín (khứu giác). Hương ổi;

Phả vào trong gió se: sự cảm nhận thật tinh (vì hương ổi khơng nồng nàn mà rất nhẹ); ở đây

có sự bất ngờ và cũng có chút khẳng định (phả:tỏa ra thành luồng); bàng bạc một hương vị quê. Rồi bằng thị giác: sương đầu thu nên đến chầm chậm , lại được diễn tả rất gợi cảm “chùng chình qua ngõ” như cố ý đợi khiến người vơ tình cũng phải để ý. Tất cả các dấu hiệu đều rất nhẹ nên nhà thơ dường như không dám khẳng định mà chỉ thấy “hình như thu đã về”. Chính sự khơng rõ rệt này mới hấp dẫn mọi người.Ngoài ra, từ “bỗng” , và từ “hình như” cịn diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng....

Những dấu hiệu mùa thu đã dần dần rõ hơn, cảnh vật tiếp tục được cảm nhận bằng nhiều giác quan. Cái ngỡ ngàng ban đầu đã được nhường chỗ cho những cảm nhận tinh tế, cảnh vật mùa thu mới chớm với những bước chân đi rất nhẹ, rất dịu, rất êm.

Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội và Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu

Đã hết rồi nước lũ cuồn cuộn nên dịng sơng thong thả trơi. Sơng dềnh dàng như con người được lúc thư thả. Trái lại những loài chim bắt đầu di cư, bắt đầu vội vã. Phải tinh tế lắm mới

có thể nhận ra được sự “bắt đầu” này trong những cánh chim bay. Dù có sự vội vã của con chim (mới bắt đầu) khơng khí thu vẫn là khơng khí thư thái, lắng đọng, chậm rãi, lâng lâng. Vì thế mà đám mây mùa hạ mới thảnh thơi duyên dáng. Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị bằng hình ảnh: có đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu – chưa phải đã hồn tồn thu để có bầu trời thu xanh ngắt mấy tầng cao (Nguyễn Khuyến) mà vẫn còn mây và vẫn còn tiết hạ, nhưng mây đã khô, sáng và trong. Sự giao mùa được hình tượng hóa thành dáng nằm dun dáng vắt nửa mình sang thu thật đẹp.

Câu 11: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về

Sơng được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn cịn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.

(Sang thu - Hữu Thỉnh - Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010) a. Nêu những nét chính về tác giả Hữu Thỉnh?

b. Xác định biện pháp nghệ thuật và chỉ rõ tác dụng của nghệ thuật đó trong hai câu thơ sau:

"... Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi."

c. Viết bài văn ngắn (khoảng 2 trang giấy thi) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên làng quê lúc giao mùa trong hai khổ thơ sau:

"Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về

Sơng được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu... " Gợi ý:

a. Tác giả Hữu Thỉnh: tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh - sinh năm 1942.

• Quê ở huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc. Ông đã từng nhập ngũ, vào binh chủng Tăng - thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hóa, tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.

• Ơng đã giữa nhiều chức vụ quan trọng như: tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam, chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

b. BPTT: ẩn dụ

o "Sấm" chỉ những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.

o "hàng cây đứng tuổi" chỉ những con người từng trải.

• Tác dụng: góp phần thể hiện nội dung, khi con người đã trưởng thành, đã trải nghiệm trong đường đời thì bản lĩnh càng vững vàng hơn trước những thử thách, những bão giông bất thường.

c.

Hình thức:

• Đúng thể thức một bài văn ngắn, đảm bảo bố cục 3 phần rõ ràng.

• Kỹ năng làm văn nghị luận văn học trong đoạn trích tốt.

• Hành văn trong sáng, lập luận chặt chẽ. Các lỗi diễn đạt, chính tả...khơng q 3 lỗi.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU CHINH PHỤC đọc HIỂU 9 vào 10 cô lê MAI (Trang 152 - 155)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w