CHUYÊN ĐỀ 4: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ HUY CẬN-

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU CHINH PHỤC đọc HIỂU 9 vào 10 cô lê MAI (Trang 58 - 66)

- Hoán dụ “trái tim”

CHUYÊN ĐỀ 4: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ HUY CẬN-

-HUY CẬN-

Câu 1: Nêu hoàn cảnh ra đời, mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.

Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được viết vào giữa năm 1958, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giải phóng và bắt tay vào cơng cuộc xây dựng cuộc sống mới. Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi ấy, hồn thơ của ông mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới.

- Bài “Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập thơ “Trời

mỗi ngày lại sáng”(1958).

Mạch cảm xúc

Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự khơng gian và thời gian: Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã tạo ra một khung cảnh không gian và thời gian rất đáng chú ý: không gian rộng lớn bao la với mặt trời, biển, trăng, sao, mây, gió ; thời gian là nhịp tuần hồn của vũ trụ từ lúc hồng hơn đến bình minh, cũng là thời gian của một chuyến ra biển rói trở về của đoàn thuyền đánh cá: mặt trời xuống biển, cả trời đất vào đêm, trăng lên cao, đêm thở, sao lùa... rồi sao mờ, mặt trời đội biển nhô lên trong một ngày mới. Điểm nhịp thời gian cho cơng việc của đồn thuyền đánh cá là nhịp tuần hoàn của thiên nhiên, vũ trụ.

Cảm hứng chủ đạo:

Bài thơ có hai nguồn cảm hứng lớn, song hành, hài hịa và trộn lẫn vào nhau. Đó là cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về con người lao động trong cuộc sống mới. Sự thống nhất của hai nguồn cảm hứng ấy được thể hiện qua kết cấu và hệ thống thi ảnh trong bài. Về kết cấu, thời gian của bài thơ là nhịp tuần hoàn của vũ trụ (từ lúc hồng hơn đến lúc bình minh) cũng là thời gian hoạt động của đoàn thuyền đánh cá (từ lúc ra khơi đến khi trở về). Không gian của bài thơ là một không gian lớn lao, kỳ vĩ với trời, biển, trăng, sao, sóng, gió; cũng là khơng gian của cảnh lao động.

Câu 2: Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động. Em hãy chọn và phân tích một số hình ảnh đặc sắc trong các khổ thơ 1,3,4, 7. Bút pháp xây dựng hình ảnh của tác giả trong bài thơ có đặc điểm gì nổi bật?

Gợi ý:

Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động được vẽ bằng bút pháp vừa tả thực, vừa ẩn dụ, tượng trưng với cảm hứng lãng mạn.

- Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi mặt trời lặn (khổ 1- cảnh biển về đêm)

+ Cảnh vừa rộng lớn lại vừa gần gũi với con người do một liên tưởng so sánh thú vị của nhà thơ:

“Mặt trời xuống biển như hịn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa”

Chi tiết “mặt trời xuống biển” có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc, vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng tây nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra, hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hồng hơn, nhìn về phía tây qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như mặt trời xuống biển. Từ những quan sát thực, sức tưởng tượng và liên tưởng của nhà thơ đã bồi đắp và tạo nên một hệ thống hình ảnh vừa gần gũi vừa mới mẻ: vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là then cửa... như mọi ngôi nhà thân thuộc của mỗi người.

+ Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khoẻ, lạ mà thật từ sự gắn kết ba sự vật và hiện tượng: cánh buồm, gió khơi và câu hát của người đánh cá “câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Câu hát là niềm vui, sự phấn chấn của người lao động như đã có một sức mạnh vật chất để cùng với ngọn gió làm căng buồm cho con thuyền lướt nhanh ra khơi, bắt đầu cơng việc đánh cá khơng ít khó khăn vất vả. Đó là khí thế hăm hở và đầy hào hứng của những con người yêu nghề, yêu biển.

- Trong phần thứ hai của bài thơ nổi bật là những bức tranh đẹp, rộng lớn, lộng lẫy, kế tiếp nhau về thiên nhiên vùng biển và tư thế của con người lao động trước thiên nhiên, vũ trụ. .

+ Cảm hứng lãng mạn khiến nhà thơ phát hiện những vẻ đẹp của cảnh đánh cá giữa biển đêm, trong niềm vui phơi phới, khoẻ khoắn của người lao động làm chủ cơng việc của mình.

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

+ H/a con thuyền được miêu tả rất lãng mạn. Có thực đấy nhưng lại lẫn vào trong ảo. Với sự tưởng tượng bay bổng, thuyền có người cầm lái là gió trời, cánh buồm là trăng trời. Thuyền và người hoà nhập vào thiên nhiên, lâng lâng trong cái thơ mộng của gió, trăng, trời, biển. Hình ảnh con người hiện lên là hình ảnh con người lớn ngang tầm vũ trụ và chan hoà với khung cảnh trời nước bao la tuyệt đẹp. Cơng việc đánh cá do đó bỗng nhiên trở nên rất thơ mộng.

+ Nhưng đây không phải là cuộc du ngoạn bằng thuyền. Đây là một cuộc chiến đấu thực sự để giành lấy từ bàn tay thiên nhiên những của cải, tài nguyên bằng tất cả sức lực, trí tuệ của con người: “Dàn đan thế trận lưới vây giăng”

Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

- Cứ như thế, bút pháp lãng mạn và trí tưởng tượng của nhà thơ như dẫn ta đi lạc lối vào một cõi huyền ảo của biển trời. Đó là hình ảnh đẹp lộng lẫy của các loài cá trên biển.

Cá thu biển Đơng như đồn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé Đêm thở sao lùa nước Hạ Long Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông Mắt cá huy hồng mn dặm phơi.

+ Những đoàn cá thu dày đặc lướt đi trong biển. Những đàn cá lướt trong sóng nước tạo nên những luồng sáng trắng loang lống như dệt biển. Cá vào lưới dày đặc mà tưởng như cá dệt lưới vậy.

+ Cá song đêm xuống thường nổi lên mặt biển hàng đàn cho đến lúc rạng đông. Cá song thường có màu sắc rất sặc sỡ. Trên nền da sẫm có nhiều đốm vằn đỏ hồng như lửa, như những ngọn đuốc đỏ rực sáng lên giữa đêm trăng sao, vẻ đẹp hư ảo, lạ kì.

+ Tơn lên vẻ đẹp rực rỡ, kì diệu của biển cả là sắc màu của những đuôi cá, vây cá, mắt cá với những màu sắc rực rỡ. Trong đêm sao lung linh, những con cá tươi rói quăng mạnh những chiếc đi vẫy nước làm ánh trăng lấp lánh “vàng choé” sáng lên giữa biển đêm. Rồi cái nhịp thở của vũ trụ về đêm: nhịp thuỷ triều lên xuống và những con sóng dập dờn, bầu trời đêm chi chít sao chiếu xuống mặt biển, nhà thơ cảm nhận như là “sao lùa nước Hạ Long”.

+ Khi những mẻ lưới nặng trĩu được những bắp tay cuồn cuộn săn chắc kéo lên khỏi mặt nước. Những con cá nhảy nhót trong lưới, vảy, đi phản chiếu ánh sáng những sắc màu rực rỡ cùng với ánh hồng rực rỡ, tinh khiết của bình minh khiến cho bức tranh có những gam màu tươi sáng, lộng lẫy đến kì lạ: “vảy bạc..... nắng hồng”

=> Những hình ảnh này có vẻ đẹp của tranh sơn màu lung lính, huyền ảo, được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng bay bổng từ sự quan sát hiện thực. Trí tưởng tượng của nhà thơ quả là kì diệu, bút pháp lãng mạn của nhà thơ quả là bay bổng , điều đó đã chắp cánh cho hiện thực trở nên kì ảo, làm giàu thêm cái đẹp vốn có trong tự nhiên.

Câu 3: Chỉ ra tên và tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ sau Mặt trời xuống biển như hịn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đồn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Hát rằng: cá bạc biển Đơng lặng, Cá thu biển Đơng như đồn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng. Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé, Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. Gợi ý

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa” ->Biện pháp: so sánh từ “như”

->Tác dụng: Tạo nên sự liên tưởng so sánh thú vị, Huy Cận đã miêu tả rất thực sự

chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm khiến cảnh biển vào đêm thật kì vĩ, tráng lệ như thần thoại. Vũ trụ như một ngôi nhà lớn với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng hiền hồ gối đầu nhau chạy ngang trên biển như những chiếc then cài cửa. Phác hoạ được một bức tranh phong cảnh kì diệu như thế hẳn nhà thơ phải có cặp mắt thần và trái tim nhậy cảm.

“Sóng đã cài then, đêm sập cửa” ->Biện pháp: nhân hóa từ “cài then và sập cửa”

->Tác dụng: Làm cho thiên nhiên trở nên sinh động hơn. Biển đại dương giống như một

ngơi nhà lớn có then cài và rèm cửa, sóng giống như một người bảo vệ trong ngơi nhà lớn ấy. Thiên nhiên vô cùng kỳ vĩ, tráng lệ.

“Câu hát căng buồm cùng gió khơi” ->Biện pháp: Ẩn dụ “câu hát căng buồm”

-> Tác dụng: cánh buồm căng gió ra khơi là ẩn dụ cho tiếng hát của con người có sức

mạnh làm căng cánh buồm. Câu hát là niềm vui, niềm say sưa hứng khởi của những người lao động lạc quan yêu nghề, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giầu cho Tổ quốc.

->Biện pháp liệt kê: cá bạc, cá thu

->Tác dụng: Liệt kê sự trù phú, giàu có của biển cả “Cá thu biển Đơng như đồn thoi”

->Biện pháp: so sánh từ “như”

-> Tác dụng: Từ hình dạng thân dẹt hình thoi của con cá thu tác giả đã liên tưởng sáng tạo

ra hình “Cá thu biển Đơng như đồn thoi”

Đêm ngày dệt biển mn luồng sáng. Đến dệt lưới ta, đồn cá ơi!

->Biện pháp: nhân hóa từ “dệt”

->Tác dụng: Làm cho thiên nhiên biển cả trở nên sinh động hơn với một khơng gian kì vĩ,

tráng lệ cùng với sự giàu có, trù phú của biển cả.

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

->Biện pháp: nhân hóa từ “lái” và ẩn dụ từ “buồm trăng”

->Tác dụng: Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la giờ đây đã trở thành một

con thuyền đặc biệt có gió là người cầm lái, cịn trăng là cánh buồm, từ đó khẳng định sức mạnh làm chủ của con người trước thiên nhiên kì vĩ.

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

->Biện pháp: Động từ mạnh “lướt” và nói quá và đối “mây cao, biển bằng”

->Tác dụng: thể hiện sức mạnh của con thuyền trước thiên nhiên kì vĩ, tráng lệ. Giữa biển

cả bao la, con thuyền vốn nhỏ bé giờ đây bỗng trở nên kì vĩ, khổng lồ, mang sức mạnh và vẻ đẹp của vũ trụ. Phép đối trong câu thơ cũng góp phần tạo nên nét đẹp kì vĩ của khơng gian. Đó là khơng gian bao la, rộng lớn của biển khơi, trên là "mây cao", dưới là "biển bằng".

Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng. ->Biện pháp: Nhân hóa từ “dị bụng”

->Tác dụng: Con thuyền trở nên sinh động hơn với cơng việc tìm kiếm, dị tìm những hải

sản quý của biển cả. Chủ nhân con thuyền – những người lao động cũng trở nên lồng lộng giữa biển trời trong tư thế làm chủ. Hình ảnh con người đã hịa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ. Khơng chỉ vậy, họ cịn nổi bật ở vị trí trung tâm – ra tận khơi xa dị bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế trận, bủa lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

->Biện pháp: liệt kê: cá nhụ, cá chim, cá đé

Ẩn dụ: đuốc đen hồng-> Những con cá song có màu sắc vơ cùng đẹp mắt tạo nên một bức

tranh biển cả lấp lánh, lung linh như những ngọn đuốc hồng giữa đêm khuya.

->Tác dụng: Nói lên sự giàu có, trù phú của biển cả Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,

->Biện pháp nhân hóa: Cái đi em

->Tác dụng: Đối với con người lồi cá trở nên gần gũi, quen thuộc, cách gọi “em” như

những người bạn tri trỉ, gắn bó, là niềm cảm hứng cho con người trong lao động, và cũng chính là đối tượng thẩm mĩ cho thi ca.

->Biện pháp: Nhân hóa từ “thở” và ẩn dụ “sao lùa nước Hạ Long”

-> Tác dụng: Bằng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp nhân hóa, biển cả như một sinh thể sống

động. Tiếng sóng vỗ dạt dào dâng cao hạ thấp là nhịp thở trong đêm của biển. Thế nhưng nhà thơ lại viết “Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”. Thật ra, là sóng biển đu đưa rì rào và đập vào mạn thuyền. Trăng, sao phản chiếu ánh sáng xuống nước biển, mỗi khi sóng vỗ nhịp tưởng như có bàn tay của sao trời đang “lùa nước Hạ Long”. Đó là sự độc đáo, mới lạ trong sáng tạo nghệ thuật.

Câu 4: Tìm chỉ ra tên và tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ sau: Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao, Biển cho ta cá như lịng mẹ, Ni lớn đời ta tự buổi nào. Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng, Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng, Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông, Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng. Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hồng mn dặm phơi. Gợi ý:

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,

->Biện pháp: nhân hóa từ “gõ thuyền”

->Tác dụng: “Gõ thuyền” là cơng việc thực của người đánh cá, nhưng cái độc đáo ở đây

là vầng trăng được nhân hóa, tham gia lao động cùng con người.

Biển cho ta cá như lòng mẹ, Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

->Biện pháp: so sánh từ “như”, nhân hóa từ “ni lớn”

-> Tác dụng: Thể hiện lòng biết ơn đối với biển cả như một người mẹ thứ hai vậy, tần tảo

hi sinh nuôi lớn những đứa con trưởng thành.

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng, Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông,

->Biện pháp: ẩn dụ từ “xoăn tay chùm cá nặng”

->Tác dụng: Câu thơ “ Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng" là một câu thơ hay và đẹp: hình

ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo ca ngợi vẻ đẹp khỏe mạnh trẻ tráng trong lao động. Huy Cận hay sử dụng từ “chùm” để tả thế giới sinh vật, như gà, cá tạo nên hình tượng thơ ngộ nghĩnh, đầy ấn tượng

->Biện pháp: ẩn dụ “vấy bạc đuôi vàng”

-> Tác dụng: Những con cá rực rỡ sắc màu tạo nên sự trù phú của biển cả, đồng thời nó

báo hiệu trời sắp sáng, đây cũng chính là lúc đồn thuyền phải trở về với niềm vui tươi và hăng say lao động.

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng. ->Biện pháp: nhân hóa “xếp, lên”

->Tác dụng: Thể hiện những động tác khẩn trương của ngư dân khi xếp cá lên khoang

thuyền, con thuyền cũng khẩn trương cùng với con người để kịp chuyến cá trở về.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU CHINH PHỤC đọc HIỂU 9 vào 10 cô lê MAI (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w