Niềm suy tư của tác giả và tấm lòng của vầng trăng

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU CHINH PHỤC đọc HIỂU 9 vào 10 cô lê MAI (Trang 76 - 79)

- Hoán dụ “trái tim”

c. Niềm suy tư của tác giả và tấm lòng của vầng trăng

Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ. Sự đổi thay của con người khơng làm vầng trăng cau mặt. Vầng trăng xuất hiện vẫn một tình cảm tràn đầy, khơng mảy may sứt mẻ. “Trăng trịn” là một hình ảnh thơ khá hay, khơng chỉ là ánh trăng trịn mà cịn là tình cảm bạn bè trong trăng vẫn trọn vẹn, vẫn chung thuỷ như năm xưa. Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng trịn. Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỷ ngày nào. Cách viết thật lạ và sâu sắc!

– Từ cái đối mặt trực diện ấy, ánh trăng đã thức dậy những kỷ niệm quá khứ tốt đẹp, đánh thức lại tình cảm bạn bè năm xưa, đánh thức lại những gì con người đã lãng quên.

– Cảm xúc “rưng rưng” là biểu thị của một tâm hồn đang rung động, xao xuyến, gợi nhớ gợi thương khi gặp lại bạn tri kỷ. Ngôn ngữ bây giờ là nước mắt dưới hàng mi. Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào dạt. Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao.

“Ánh trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào:

“Trăng cứ trịn vành vạnh … đủ cho ta giật mình”

– Ở đây có sự đối lập giữa “trịn vành vạnh” và “kẻ vơ tình”, giữa cái im lặng của ánh trăng với sự “giật mình” thức tỉnh của con người.

+ Trăng trịn vành vạnh, trăng im phăng phắc khơng giận hờn trách móc mà chỉ nhìn thơi, một cái nhìn thật sâu như soi tận đày tìm người lính đủ để giật mình nghĩ về cuộc sống hồ bình hơm nay. Họ đã qn mất đi chính mình, qn những gì đẹp đẽ, thiêng liêng nhất của quá khứ để cìm đắm trong một cuộc sống xơ bồ, phồn hoa mà ít nhiều sẽ mất đi những gì tốt đẹp nhất của chính mình.

+ Trăng trịn vành vạnh là hiện diện cho quá khứ đẹp đẽ không thể phai mờ. ánh trăng chính là người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta : con người có thể vơ tình, có thể lãng qn nhưng thiên nhiên, nghĩa tình q khứ thì ln trịn đầy, bất diệt.

– Sự khơng vui, sự trách móc trong lặng im của vầng trăng là sự tự vấn lương tâm dẫn đến cái “giật mình” ở câu thơ cuối. Cái “giật mình” là cảm giá và phản xạ tâm lý có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vơ tình, bạc bẽo, sự nơng nổi trong cách sống của mình. Cái “giật mình” cảu sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống. Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân khơng bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên. Câu thơ thầm nhắc nhở chính mình và cũng đồng thời nhắc nhở chúng ta, những người đang sống trong hồ bình, hưởng những tiện nghi hiện đại, đừng bao giờ quên công sức đấu tranh cách mạng của biết bao người đi trước.

Câu 16: Có thể thay từ “với” trong câu thơ “với sơng rồi với bể” thành từ “ở” khơng? Vì sao?

Gợi ý

Khơng thể thay từ “với” bằng từ “ở” vì

+Làm thay đổi mất dụng ý nghệ thuật của tác giả và cái hay của tác phẩm

+Từ “ở” là chỉ địa điểm, nơi sinh hoạt còn từ “với” tức là sự gắn bó mật thiết có nhiều kỷ niệm giữa tác giả với tuổi thơ cùng đồng, sông, rừng.

Câu 17: Tại sao trong bài “Ánh trăng” chỉ ở đầu các khổ thơ tác giả mới viết hoa và từ đầu đến cuối tác phẩm chỉ có 1 dấu chấm?

Gợi ý

Vì bài thơ mang tính chất tự sự, giống như một câu chuyện kể nên mỗi khổ thơ là một lời kể, một lời tâm sự. Vì thế, nhà thơ chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên ở mỗi khổ thơ nhằm tạo sự liền mạch về ý tưởng và hình ảnh trong từng khổ thơ hoặc cả bài thơ.Cách viết như vậy là một

sự sáng tạo của nhà thơ, tạo ra sự liền mạch cảm xúc. Dường như tác giả đang để tâm hồn hòa trong dòng cảm xúc, dòng suy tưởng, nên việc viết hoa chữ cái đầu khơng cịn quan trọng nữa.

Câu 18: Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh vầng trăng, nhưng ở những thời điểm khác nhau, quan hệ giữa con người với trăng lại có sự khác nhau. Chỉ ra điểm khác nhau đó?

HỒI NHỎ:

Sống chan hịa với thiên nhiên, làng quê,

đồng nội. => trăng là bạn KHI LỚN, ĐI LÍNH: Trăng là người đồng chí, cùng hành qn, chiến đấu, sẻ chia những khó khăn, gian khổ. KHI VỀ THÀNH PHỐ:

Quen với cuộc sống hiện đại nên trăng bị lãng quên. => Trăng là người bạn, là người đồng chí nghĩa

tình, thủy chung.

=> Trăng bị xem là người

dưng qua đường.

Ánh trăng ở đây đã là hình ảnh ẩn dụ: trăng chính là thiên nhiên, đất nước, là con người, là quê hương, là nhân dân. Dẫu có lúc con người qn ơn nhưng trăng thì ln vẫn trịn đầy, thủy chung, trọn vẹn, nghĩa tình

Dẫu có lúc cuộc sống của chúng ta cịn nhiều vất vả với bao nỗi lo toan bởi sự mưu sinh, nhưng xin mọi người hãy ngừng nghỉ một chút để suy ngẫm để rồi sống tốt hơn, sống trọn vẹn, nghĩa tình, thủy chung để lương tâm ln được thanh thản, khơng day dứt vì có lỗi với ai một đó.

Bài thơ của Nguyễn Duy đã cho ta bài học về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” và nó sẽ

sống mãi với thời gian.

Câu 19: Phân tích mối quan hệ giữa nhân vật trữ tình và vầng trăng trong bài thơ theo diễn biến dịng thời gian. Tình huống nào tạo bước ngoặt trong tâm trạng của nhân vật trữ tình?

Gợi ý

Mối quan hệ giữa người và trăng được trình bày theo diễn biến ở hai thời kì: hồi nhỏ và thời chiến tranh; sau hồ bình.

– Hồi nhỏ và thời chiến tranh: “Hồi nhỏ sống với đồng – với sông rồi với bể – hồi chiến tranh ở rừng – vầng trăng thành tri kỉ”. Thời ấy con người sống chan hoà, gần gũi với thiên nhiên, cịn thiên nhiên thì rộng lớn, khống đạt và xiết bao thân thiết với con người: “Trần trụi với thiên nhiên”. Con người có thể mở lịng mình với thiên nhiên, không phải e dè, không chút ngăn cách. “Hồn nhiên như cây cỏ” là giữ nguyên được sự trong sáng, vô tư, thành thực như thiên nhiên, cỏ cây cứ hồn nhiên sống mà bền bỉ vô tận. Trăng như là biểu tượng kết tinh của thiên nhiên, của mọi vẻ đẹp trong trẻo, dung dị -và trọn vẹn của cuộc sống nên trăng với con người trở thành “tri kỉ”, hơn thế nữa, trăng cịn là “vầng trăng tình nghĩa”.

– Ngỡ như sự gắn bó tình nghĩa giữa con người và vầng trăng sẽ mãi mãi bền chặt, chẳng thể nào phai nhạt. Ấy vậy mà khi hoàn cảnh sống thay đổi, khi con người từ rừng vể thành phố, mối quan hệ ấy đã đổi khác. Sống ở đô thị, con người bị vây bọc trong những không gian chật hẹp, ngăn cách của nhà cửa, phố xá; quen với những tiện nghi đô thị, xa cách dần với

thiên nhiên, hững hờ ngay cả với vầng trăng dù nó vẫn hiện diện trên bầu trời thành phố. “Quen ánh điện, cửa gương” nghĩa là quen với cuộc sống đơ thị, những cái hào nhống, bóng lộn, sang trọng của tiện nghi vật chất, con người dường như khơng cịn cần đến thiên nhiên, hờ hững với vầng trăng tri kỉ, “vầng trăng tình nghĩa” một thời nên nhìn vầng trăng qua ngõ mà “như người dưng qua đường”. Sự đổi thay của mối quan hệ giữa người và trăng hồn tồn là do con người.

=>Tình huống bất ngờ làm cho nhân vật trữ tĩnh phải thức tỉnh, gây nên những xúc cảm mạnh mẽ ở anh chính là sự kiện: “Thình lình đèn điện tắt – phịng buyn-đinh tối om”. Nhân vật trữ tình “vội bật tung cửa sổ” và thật bất ngờ, cái mà anh bắt gặp ở bên ngồi là một vầng trăng trịn. Vầng trăng ấy trong một lúc như gọi về trong anh bao nhiêu là cảnh tượng rộng lớn của thiên nhiên “như là đồng là bể – như là sông là rừng”, cùng với những kỉ niệm quá khứ của tuổi trẻ, của thời chiến tranh. Nhân vật trữ tình được sống trong trạng thái cảm xúc dâng tràn cao độ: “có cái gì rưng rưng”. Gặp lại vầng trăng như được gặp lại ngựời bạn tri kỉ, nghĩa tình gắn bó suốt một thời mà láu nay mình đã vơ tình lãng quên, hờ hững. Vầng trăng thuỷ chung, tình nghĩa vẫn cứ lặng lẽ mà khiến nhân vật trữ tình phải “giật mình” thức tỉnh, cũng là tự nhìn lại mình, thấy rõ sự thờ ơ, vơ tình với q khứ của chính mình. Đó cũng chính là sự nhắc nhở về thái độ sống nghĩa tình với nhân dân, đồng đội, đất nước

Câu 20: Trong bài thơ “Ánh Trăng” của Nguyễn Duy có đoạn viết:

Thình lình đèn điện tắt Ngửa mặt lên nhìn mặt Trăng cứ tròn vành vạnh phòng buyn-đinh tối om có cái gì rưng rưng kể chi người vơ tình vội bật tung cửa sổ như là đồng là bể ánh trăng im phăng phắc đột ngột vầng trăng tròn như là sông là rừng đủ cho ta giật mình.

(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) a) Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU CHINH PHỤC đọc HIỂU 9 vào 10 cô lê MAI (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w