- Hoán dụ “trái tim”
CHUYÊN ĐỀ 5: ÁNH TRĂNG –NGUYỄN DUY-
–NGUYỄN DUY-
Câu 1: Chỉ ra tên và tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong hai khổ thơ đầu trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy?
Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với biển hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ khơng bao giờ qn cái vầng trăng tình nghĩa Gợi ý
-Điệp từ: hồi +với
-> Tác dụng: Cách kể chuyện thân mật, gần gũi từ đó tơ đậm thêm sự gắn bó chan hịa của
con người với thiên nhiên, với những tươi đẹp của tuổi thơ.
-Liệt kê: đồng, sông, bể, rừng
-> Tác dụng: Liệt kê những kỉ niệm gắn bó với tuổi thơ và năm tháng chiến đấu ác liệt
của tác giả.
-Nhân hóa: “vầng trăng thành tri kỷ”
-> Tác dụng: trăng là người bạn thân thiết, tri âm tri kỉ, là đồng chí cùng chia sẻ những
vui buồn trong chiến trận với người lính – nhà thơ. Ơng phải hành quân giữa đêm, trên những nẻo đường chông gai ra mặt trận, những phiên gác giữa rừng khuya lạnh lẽo, những tối nằm yên giấc dưới màn trời đen đặc, người lính đều có vầng trăng bên cạnh, cùng trải qua bao gian khổ của cuộc sống chiến đấu, cùng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ; cùng hân hoan trong niềm vui thắng trận, cung xao xuyến, bồn chồn, khắc khoải mỗi khi người lính nhớ nhà, nhớ quê…
-So sánh: “hồn nhiên như cây cỏ”
-> Tác dụng: cho ta thấy rõ hơn vẻ đẹp bình dị, mộc mạc,trong sáng, rất đỗi vơ tư, hồn
nhiên của vầng trăng. Đó cũng chính là hình ảnh con người lúc bấy giờ: vô tư, hồn nhiên, trong sáng.
-Nhân hóa “vầng trăng tình nghĩa”
->Tác dụng: Trăng là người bạn thân thiết, có tình nghĩa, sống thủy chung, son sắt không
bao giờ quên đi con người.
Câu 2: Chỉ ra tên và tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong hai khổ thơ giữa trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy?
Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn
Gợi ý:
quen ánh điện cửa gương
->Biện pháp: hoán dụ từ “ánh điện, cửa gương”
->Tác dụng: ánh điện, cửa gương đại diện cho những thứ sang trọng, hiện đại ở thành phố
nơi mà tác giả sinh sống, từ đó mà tác giả đã lãng quên đi quá khứ ân tình thủy chung.
vầng trăng đi qua ngõ
->Biện pháp: nhân hóa từ “đi”
-> Tác dụng: Làm cho hình ảnh ánh trăng trở nên gần gũi, sinh động. Trang lúc nào cũng
dõi theo, theo sát con người, duy chỉ có con người là coi vầng trăng là “người dung”
như người dưng qua đường ->Biện pháp: so sánh từ “như”
-> Tác dụng: So sánh thái độ của con người xem vầng trăng như người lạ, người không
quen biết, tất cả những kỷ niệm thời q khứ bỗng dung khơng cịn nữa.
Câu 3: Chỉ ra tên và tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong hai khổ thơ cuối trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy?
Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sơng là rừng Trăng cứ trịn vành vạnh kể chi người vơ tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình
Gợi ý:
Ẩn dụ từ “mặt”
->Tác dụng: Đối diện giữa con người và vầng trăng, giữa hiện tại với quá khứ ân tình thủy
chung.
So sánh như
->Tác dụng: Thể hiện rõ tâm trạng nghẹn ngào, xúc động của tác giả trước quá khứ Liệt kê: đồng sông bể
->Tác dụng: giọng thơ dồn dập, nhấn mạnh cảm xúc đối diện của tác giả với quá khứ Ẩn dụ:Trăng cứ tròn vành vạnh
->Tác dụng: là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu. Nhân hóa: Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc
->Tác dụng: mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính
cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người.
Câu 4: Dựa vào mạch tự sự của bài thơ, hãy cho biết nhà thơ tập trung nói về sự kiện nào. Đâu là chi tiết có tính bước ngoặt để nhà thơ bộc lộ tâm trạng của mình.
Gợi ý:
– Sự kiện chính: Buyn - đinh mất điện, nhà thơ mở cửa, bất ngờ gặp ánh trăng. Chi tiết mở cửa gặp trăng là chi tiết có ý nghĩa bước ngoặt, mở ra 1 trường tâm trạng của nhà thơ (nhớ về quá khứ, suy ngẫm về cách sống trong hiện tại,…)
– Những từ “thình lình”, “vội”, “đột ngột”…
– Gặp trăng trong tình thế bất ngờ nhưng đó là sự kiện tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong cảm nhận và suy nghĩ của nhà thơ.
Câu 5: Đoạn kết bài thơ có câu:
“Trăng cứ tròn vành vạnh”