- Tác dụng: Nhấn mạnh hồn cảnh làm việc đầy khó khăn, vất vả của anh thanh niên Qua
c. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp phân tích tổng hợp làm rõ tâm niệm của nhà thơ, trong đó có sử dụng
luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp làm rõ tâm niệm của nhà thơ, trong đó có sử dụng câu bị động và phép thế (gạch dưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thế).
Gợi ý:
+ Danh từ “mùa xuân” + Tính từ “nho nhỏ”.
- Việc kết hợp các từ loại ấy có tác dụng:
+ “Mùa xuân” là khái niệm trừu tượng, chỉ mùa nhưng lại kết hợp với “nho nhỏ” là tính từ, nên mùa xuân trở nên hiện hữu, có hình khối ->gợi hấp dẫn.
+ Đặt tên cho tác phẩm như thế, nhà thơ đã thể hiện khát vọng khiêm nhường mà rất đỗi chân thành, tha thiết, cao đẹp. Ước nguyện làm “mùa xuân nho nhỏ” nghĩa là cống hiến, là đem tất cả những gì tốt đẹp nhất, tinh túy nhất – dù bé nhỏ - của mình cho đất nước, cho mùa xuân dân tộc lớn lao.
b. Nốt nhạc trầm theo nghĩa thực là nốt nhạc có độ cao thấp. Trong bài thơ nó là một hình ảnh ẩn dụ độc đáo và sáng tạo của nhà thơ Thanh Hải.
- Với hình ảnh “nốt trầm” và số từ “một”, tác giả cho thấy ước muốn tha thiết, chân thành của mình. Khiêm tốn lắm! Khơng ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm “một nốt trầm” nhưng phải là “một nốt trầm xao xuyến” giữa bản hịa tấu mn điệu. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào cuộc sống của thiên nhiên đất nước thân yêu, vào công cuộc đổi mới và đi lên của dân tộc.
c. * Về nội dung
- Hình ảnh ấn dụ “mùa xuân nho nhỏ” -> chỉ rõ tác dụng. - Cặp từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ”.
-> Nhấn mạnh về những cống hiến thầm lặng, chân thành, tha thiết mà rất khiêm nhường. -> Lẽ sống đẹp, sống có ích cho đời.
- Điệp ngữ “dù là”
- Hình ảnh hốn dụ “tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc”.
-> Khẳng định cống hiến suốt cuộc đời, bất chấp thời gian, bất chấp tuổi tác. -> Dũng khí của một tâm hồn lạc quan, mạnh mẽ.
=> Đây là một vấn đề nhân sinh quan nhưng đã được chuyển tải bằng những hình ảnh thơ sáng đẹp, bằng giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ, thiết tha. Vì vậy mà sức lan tỏa của nó thật lớn.
* Về hình thức:
- Trình bày đoạn văn theo cách lập luận tổng – phân – hợp, giới hạn 12 câu( chú ý: đánh số thứ tự)
- Trong đoạn có sử dụng câu bị động và phép thế (gạch dưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thế).
- Trình bày mạch lạc, rõ ý.
Đoạn văn mẫu:
Trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”, lời tâm niệm cũng như lẽ sống cao đẹp của Thanh Hải đã được thể hiện thật sâu sắc và cảm động qua đoạn thơ: (1)
Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Ở đây, hình ảnh “mùa xn nho nhỏ” đã lặp lại tựa đề của bài thơ (2). Và phải chăng, chủ đề của tác phẩm được nhấn mạnh, lưu giữ? (3). Ta bỗng thấy thú vị bởi cách diễn đạt rất độc đáo, tinh tế của nhà thơ Thanh Hải (4). “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp (5). Tác giả đã khéo léo khẳng định: mỗi người hãy làm một mùa xuân – hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh túy – dù nhỏ bé – của mình cho đất nước, cho mùa xuân dân tộc lớn lao(6). Cặp từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” cho thấy một thái độ chân thành, khiêm tốn nhưng vơ cùng mãnh liệt (7). Đó là lấy tình thương làm chuẩn mực cho lẽ sống đẹp, sống để cống hiến, đem hết tài năng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân (8). Không khoe khoang, không cao điệu mà chỉ âm thầm “Lặng lẽ dâng cho đời” – ý thơ thể hiện một ước nguyện, một khát vọng, một mục đích sống(9). Điệp ngữ “dù là” được nhà thơ nhắc lại hai lần kết hợp với hình ảnh hốn dụ “tuổi hai mươi”,”khi tóc bạc” như tiếng lịng tự dặn mình đinh ninh (10). Dẫu có ở giai đoạn nào của cuộc đời, tuổi hai mươi tràn đầy sức trẻ, hay khi già yếu thì vẫn phải sống có ích, sống làm đẹp cho đất nước (11). Có thể nói, bằng những hình ảnh thơ sáng đẹp, giọng điệu nhẹ nhàng, thủ thỉ, thiết tha, Thanh Hải – nhà thơ cách mạng đã để lại trong lòng mỗi người đọc chúng ta một quan niệm nhân sinh chân chính, một lẽ sống cao đẹp(12).
*Phép thế: “bài thơ” – “tác phẩm” ; “nhà thơ Thanh Hải” – “tác giả”.
*Câu bị động: “Điệp ngữ “dù là” được nhà thơ nhắc lại hai lần kết hợp với hình ảnh hốn dụ “tuổi hai mươi”,”khi tóc bạc” như tiếng lịng tự dặn mình đinh ninh”.
Câu 11: Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.