Đánh giá thực trạng tự chủ tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện hữu nghị việt tiệp (Trang 61 - 66)

2.4.1. Ưu điểm

Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp đã có văn bản hướng dẫn nội bộ về tổ chức bộ máy, chức năng, nghĩa vụ và quy chế chi tiêu của tỉnh áp dụng thống nhất theo tình hình cơ sở vật chất, nhân lực và nguồn lực tài chính của bệnh viện.

Bệnh viện đã chủ động sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế theo hướng tinh gọn, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Thu sự nghiệp của bệnh viện tiếp tục tăng, bệnh viện đã chủ động trong việc phát triển nguồn thu, phát hiện thêm nhiều nguồn thu mới.

Bệnh viện đã xây dựng chính sách chi tiêu nội bộ quy định chặt chẽ và tiết kiệm điện, nước, gas, chi phí đãi khách, hội họp và phúc lợi cho nhân viên. Quy chế chi tiêu nội bộ được cập nhật hàng năm và phù hợp với thực tế. Bằng cách tiết kiệm và tích cực tăng thu nhập, các bệnh viện xử lý các khoản chi định kỳ hoàn tồn tự chủ, khơng phụ thuộc vào ngân sách nhà nước.

52

Trong thực hiện chế độ của thành phố, bệnh viện đã thực hiện dân chủ, công khai và được cán bộ, nhân viên bệnh viện nhất trí cao. Qua các đợt thanh tra của thanh tra Bộ Y tế, Thanh tra Bộ Y tế Hải Phịng, thanh tra Kho bạc và kiểm tốn nhà nước, bệnh viện được đánh giá là đơn vị thực hiện khá tốt cơng tác quản lý tài chính.

2.4.2. Những hạn chế

Thứ nhất, việc rà sốt, điều chỉnh kế hoạch, chương trình đề nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tăng nguồn thu cho bệnh viện, đặc biệt là điều chỉnh Quy chế chi tiêu nội bộ chưa đáp ứng được thực tế nên một số viên chức, người lao động trong Bệnh viện chưa thực sự hài lòng và tự nguyện thực hiện chế độ tự chủ tài chính.

Thứ hai, việc tuyên truyền, phổ biến chính sách mặc dù đã được triển khai mạnh mẽ và tạo được sự đồng thuận nhưng vẫn chưa thực sự thay đổi được tư duy phụ thuộc ở một số người.

Thứ ba, việc phân cơng, phối hợp trong thực hiện chính sách tự chủ tài chính chưa thật sự nhịp nhàng, có giai đoạn cịn chồng chéo trong các hoạt động tự chủ và trong công tác thu - chi.

Thứ tư, việc quản lý thu - chi theo cơ chế tự chủ đến nay vẫn bị khống chế giá thu dịch vụ, thời gian thanh quyết tốn bảo hiểm y tế cịn chậm và chưa hạch toán hết các chi phí cho việc cung cấp dịch vụ nên việc cân đối thu - chi còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ năm, cơ chế quản lý còn chưa thích ứng với cơ chế mới, phần mềm quản lý bệnh viện chưa đáp ứng kịp thời vấn đề thực hiện cơ chế tự chủ, bộ máy tài chính kế toán của bệnh viện chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến việc triển khai còn lúng túng trong việc chi trả tiền lương tăng thêm và trích lập các quỹ.

53

Thứ sáu, cơng tác thanh kiểm tra và sơ kết, tổng kết cịn mang tính hình thức nên hiệu quả chưa cao. Việc kiểm tra nội bộ mặc dù phát hiện lỗi nhưng người thực hiện cịn mang tính chất nể nang nên chưa phản ánh được thực trạng cũng như việc rút kinh nghiệm trong thực thi.

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

Một là, hành lang pháp lý về tự chủ tài chính trong lĩnh vực y tế, trong đó có tự chủ đối với bệnh viện cơng lập cịn chưa đầy đủ; thiếu quy định về đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư, liên doanh, liên kết, về việc sử dụng thiết bị y tế kỹ thuật cao tại các cơ sở y tế cơng lập tử đó hệ thống văn bản quy định chế độ tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung, bệnh viện cơng lập nói riêng cũng như của Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp còn vướng mắc và bộc lộ những hạn chế trong quá trình thực hiện.

Hai là, chi phí tiền lương, phụ cấp thủ thuật phẫu thuật, đặc thù, ưu đãi ngành được kết cấu vào giá dịch vụ nhưng quá thấp, việc điều chỉnh giá dịch vụ theo mức lương tối thiểu và lộ trình cải cách tiền lương chưa kịp thời; nguồn thu thấp, không thể cân đối nguồn chi trả chế độ cho người lao động nếu tuyển dụng đủ chỉ tiêu nhân lực cho chăm sóc tồn diện theo quy định. Bệnh viện còn phải thực hiện cân đối nguồn chi cho số giường bệnh vượt mức kế hoạch hàng năm, chi phí chưa được tính vào cơ cấu giá dịch vụ, cân đối bổ sung nguồn thực hiện tăng lương tối thiểu và các chế độ phụ cấp khác cho người lao động.

Chưa có cơ chế, chính sách và hướng dẫn cụ thể cho việc trả lương theo vị trí việc làm, dẫn đến nguy cơ “chảy máu chất xám” sang khu vực ngồi cơng lập. Chưa có cơ chế chính sách đồng bộ và hướng dẫn cụ thể về nguồn thu từ dịch vụ KCB khi thực hiện cơ chế TC để bệnh viện đẩy nhanh thực hiện thanh tốn điện tử khơng dùng tiền mặt theo chủ trương, nghị quyết của Chính phủ và được gửi tại ngân hàng thương mại toàn bộ nguồn thu để có lãi suất tạo nguồn thu hợp pháp,

54

góp phần cải thiện đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và đảm bảo nguồn lực chăm sóc người lao động chất lượng cao.

Mức độ phân cấp, ủy quyền chưa mạnh đối với công tác mua sắm tài sản công, đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng; còn nhiều thủ tục hành chính, qua nhiều bước, nhiều cấp dẫn đến hạn chế, trì trệ trong đầu tư phát triển và hạch toán kinh tế y tế, dự báo nguy cơ sụt giảm nguồn thu khi TC hoàn toàn chi thường xun, khó khăn trong TC tài chính.

Chính sách KCB BHYT hiện hành và thanh tốn chi phí KCB BHYT liên quan đến giao dự toán chi và tổng mức thanh toán hàng năm rất bất cập, ảnh hưởng đến quyền lợi người bệnh và cơ sở y tế. Việc tạm ứng, thanh tốn BHYT cịn chậm, đặc biệt là phần vượt trần, vượt quỹ khám chữa bệnh BHYT. Việc thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế cịn chậm dẫn đến Bệnh viện phải có 2 bảng giá: giá khám, chữa bệnh BHYT và KCB cho đối tượng khơng có BHYT, theo mức giá chưa tính chi phí quản lý, khấu hao; giá dịch vụ theo yêu cầu, áp dụng cho khu vực vay vốn, liên doanh, liên kết, xã hội hóa.

Đối với tổ chức bộ máy, nhân sự, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa thực sự trao quyền TC trong thực hiện TC về tổ chức, bộ máy, nhất là các quy định về thành lập, giải thể các tổ chức cho phù hợp với nhu cầu phát triển và TC thực hiện nhiệm vụ, hạch toán kinh tế y tế...

Hiện nay cơ sở hạ tầng của bệnh viện được xây dựng đã lâu, xuống cấp nghiêm trọng mặc dù đã được đầu tư cải tạo, sửa chữa tạm thời để sử dụng. Bên cạnh đó, do bệnh viện đang có cơng trình xây dựng nên một số khoa, phòng phải dồn ghép cùng các khoa, phòng khác. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chung của bệnh viện. Nhiều trang thiết bị, dụng cụ đang sử dụng đã cũ, giá trị sử dụng không cao trong khi một số trang thiết bị mới, hiện đại chỉ được đầu tư mua sắm khi rất cần thiết cũng làm hạn chế khả năng thăm dị, chẩn đốn và

55

phát triển thêm các kỹ thuật mới, hiện đại. Là bệnh viện đa khoa khơng có đăng ký khám BHYT ban đầu nên bệnh nhân đến hầu hết là những bệnh nhân nặng của các tuyến dưới, bệnh nhân trong tình trạng cấp cứu và một phần nhỏ bệnh nhân đến khám và điều trị theo yêu cầu, trong khi nguồn kinh phí phân bổ cho khám, chữa bệnh của bệnh viện thấp hơn rất nhiều so với bệnh viện có cùng số giường bệnh và cùng hạng bệnh viện. Đây cũng là vấn đề khó khăn trong thực hiện tự chủ đối với bệnh viện.

56

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện hữu nghị việt tiệp (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)