VietnamAirlines đối phó với đại dịch Covid-19 năm 2020

Một phần của tài liệu Phát triển đường bay nội địa Vietnam Airlines giai đoạn 20212026 (Trang 77)

Năm 2020 đánh dấu năm đầu tiên của thập kỷ mới với rất nhiều kỳ vọng sẽ là tiếp tục là cơ hội phát triển của ngành hàng không thế giới, trong đó có Việt Nam và

bản thân VNA. Tuy nhiên sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hƣởng nghiêm trọng tới kinh tế tồn cầu, đặc biệt là ngành hành khơng và làm tan biến luôn tất cả những kỳ vọng ban đầu đó.

2.6.1. Tình hình ngành hàng khơng trên thế giới và Việt Nam

2.6.1.1. Tình hình ngành hàng khơng thế giới

Năm 2020, tình hình hàng khơng thế giới bắt đầu khá ảm đạm với việc Trung Quốc phát hiện một số ca nhiễm Covid-19 tại Vũ Hán và phải nhanh chóng dừng các chuyến bay đi và đến thị trƣờng này từ ngày 23/1. Tiếp theo đó, ngày 11/3, tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo lệnh cấm đi lại từ châu Âu đến Mỹ trong vòng 1 tháng. Nhiều quốc gia khác cũng đã ban hành lệnh cấm tƣơng tự trong các ngày sau đó. Theo thống kê sơ bộ đến ngày 15/4, nhu cầu vận tải hàng không đã giảm mạnh với hơn 2/3 trong số 22.000 máy bay chở khách tuyến chính trên tồn thế giới khơng hoạt động, còn 7.635 chiếc đang hoạt động. Châu Âu là khu vực bị ảnh hƣởng nhiều nhất với ít hơn 15% số máy bay hoạt động, so với 45% ở Bắc Mỹ và 49% ở Châu Á. (IATA, 2020)

Hình 2.2: Mật độ đƣờng bay trên thế giới tháng 4/2020 SSCK 2019

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2020 của IATA

Kết thúc năm 2020, IATA cho biết, dịch COVID-19 đã khiến doanh số ngành hàng không lỗ khoảng 510 tỷ USD (từ 838 tỷ đô la năm 2019 xuống cịn 328 tỷ đơ la) khiến các hãng hàng không đã cắt giảm chi phí 365 tỷ đơ la (từ 795 tỷ đơ la năm 2019 xuống cịn 430 đơ la Mỹ) tỷ vào năm 2020).

Tất cả các thông số hoạt động chính trong kinh doanh vận tải hành khách trên thế giới đều giảm, cụ thể:

(1) Số lƣợng hành khách giảm mạnh xuống khoảng 1,8 tỷ (giảm 60,5% so với 4,5 tỷ hành khách vào năm 2019). Con số này thấp tƣơng đƣơng với lƣợng hành khách đƣợc vận chuyển vào năm 2003.

(2) Doanh thu từ hành khách giảm xuống khoảng còn 191 tỷ đô la, chƣa bằng một phần ba trong số 612 tỷ đô la kiếm đƣợc vào năm 2019. Điều này phần lớn bị ảnh hƣởng bởi sự sụt giảm 66% nhu cầu của hành khách. Thị trƣờng quốc tế bị ảnh hƣởng nặng nề đáng kể với nhu cầu giảm 75%.

(3) Sự suy giảm hơn nữa đƣợc thể hiện qua sản lƣợng hành khách khoảng giảm 8% so với năm 2019 và hệ số tải hành khách yếu, dự kiến là 65,5%, giảm so với mức 82,5% đƣợc ghi nhận vào năm 2019, mức thấp nhất đƣợc thấy lần cuối vào năm 1993.

Cùng chung nhận định với IATA, ICAO cũng cho rằng 2020 là một năm suy giảm chƣa có tiền lệ trong lịch sử ngành hàng khơng. Theo ƣớc tính, các chỉ số của lƣu lƣợng hành khách quốc tế năm 2020 đều giảm so với 2019: giảm tổng thể 50% số ghế cung ứng và 2,699 triệu lƣợt khách (-60%), thiệt hại khoảng 371 tỷ USD tổng doanh thu. (ICAO, 2021)

Biểu đồ 2.7: Ảnh hƣởng của đại dịch Covid-19 đến ngành hàng không thế giới

Nguồn: Effects of Novel Coronavirus (COVID-19) on Civil Aviation: Economic Impact Analysis Report, ICAO, 2021

Trong đó:

(1) Lƣu lƣợng hành khách quốc tế giảm tổng thể 66% số ghế cung ứng và 1.376 triệu hành khách (-74%), thiệt hại khoảng 250 tỷ USD doanh thu;

(2) Lƣu lƣợng hành khách nội địa giảm tổng thể 38% số ghế cung ứng và 1.323 triệu hành khách (-50%), thiệt hại khoảng 120 tỷ USD doanh thu.

Cũng theo tính tốn của ICAO, khu vực chịu thiệt hại nặng nhất của đợt dịch này là các điểm nóng phát triển hàng khơng nhƣ Châu Á - Thái Bình Dƣơng với con số 129 tỉ đô la Mỹ, tiếp đến là châu Âu và Bắc Mỹ với khoảng 100 tỉ đô la Mỹ ở mỗi khu vực:

Để giải quyết tình trạng khủng hồng trầm trọng hiện nay, chính phủ các nƣớc trên thế giới đã có nhiều biện pháp hỗ trợ tài chính rất đa dạng nhằm giúp các hãng tồn tại nhƣ cho vay, trợ cấp lƣơng lao động, bảo lãnh vay, bổ sung nguồn vốn, hỗ trợ thuế vé máy bay, thuế doanh nghiệp, trợ cấp theo đƣờng bay hoạt động, bơm tiên mặt, thuế nhiên liệu bay... với tổng giá trị lên tới 123 tỷ USD.

IATA nhận định, ngành hàng không thế giới sẽ cần hỗ trợ khoảng 250 tỷ USD để khắc phục hậu quả. Hiện nay 3 nƣớc trong khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng “giải cứu” rất lớn cho ngành hàng không, đứng đầu là Singapore – 11 tỷ USD (trong khi doanh thu hãng hàng không của họ chỉ là 13 tỷ USD); tiếp đó là Nhật Bản – 9,5 tỷ USD (khoảng 22% mức doanh thu của các hãng hãng không khoảng 89 tỷ USD), thứ 3 là Hàn Quốc, hơn 2 tỷ USD. (IATA, Government Aid, 2020)

2.6.1.2. Tình hình ngành hàng khơng Việt Nam

Sau nhiều năm liên tục tăng trƣởng 2 con số, năm 2020, do ảnh hƣởng chƣa từng thấy của dịch Covid-19, thị trƣờng vận tải hàng không Việt Nam quay đầu giảm mạnh so với các năm trƣớc: Thông qua các cảng hàng không, lƣợng hành khách ƣớc đạt 66 triệu và 1,3 triệu tấn hàng hóa, giảm tƣơng ứng 43,4% về hành khách và 15,6% về hàng hóa so với năm 2019. Ƣớc tính, các hãng hàng không Việt Nam đã phải gánh khoản lỗ trên 18.000 tỷ đồng từ hoạt động vận tải hàng không và doanh thu giảm khoảng 100.000 tỷ đồng so với năm 2019.

Tác động của dịch bệnh đối với tình hình tài chính của VNA cũng rất nặng nề: doanh thu 2020 chỉ đạt 33.266 tỷ đồng, lỗ -8.743 tỷ đồng. Doanh thu hợp nhất của VNA Group trong năm 2020 giảm còn 42.280 tỷ đồng, lỗ hợp nhất trƣớc thuế là - 10.881 tỷ đồng. Các chỉ tiêu về sản lƣợng khách và hàng hóa đều giảm mạnh so với năm 2019: lần lƣợt là 38,3% (trong đó khách nội địa giảm 8,6% và khách quốc tế giảm tới 81,5%) và 45,7%. (Vietnam Airlines, Báo cáo thƣờng niên 2020, 2021).

Bảng 2.14: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 của VNA

Đơn vị tính 2019 2020 2020/2019 (%)

Chuyến bay Nghìn chuyến 146,2 95,8 -35,5

Khách vận chuyển Triệu lƣợt khách 22,9 14,1 -38,3

Khách vận chuyển nội địa Triệu lƣợt khách 13,8 12,6 -8.6

Khách vận chuyển quốc tế Triệu lƣợt khách 9,1 1,5 -81.5

Hàng hóa, bƣu kiện vận chuyển Nghìn tấn 348 196 -45,7

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2020 của VNA

2.6.2. Hoạt động đối phó với đại dịch Covid-19 của Vietnam Airlines

2.6.2.1. Hệ thống sản phẩm

Về đội tàu bay: Năm 2020, VNA khai trƣơng sản phẩm bay mới mang tên VNAXPRESS trên đƣờng bay HAN-SGN từ ngày 1/7/2020. Đây là chƣơng trình đƣợc nâng cấp, phát triển từ sản phẩm “Giờ trịn, dễ chọn” trƣớc đó, nên vẫn có tần suất bay liên tục, mỗi 30 phút đến 1 tiếng lại có 01 chuyến bay giữa HAN-SGN vào các khung giờ trịn, dễ nhớ. Tuy nhiên, VNAXPRESS có thêm nhiều tiện ích vƣợt trội so với sản phẩm tiền nhiệm mà đặc biệt đó là VNA bố trí tối đa việc sử dụng tàu bay Airbus A350 và Boeing 787 vào các khung giờ chẵn, tăng tối đa trải nghiệm cho khách hàng. Việc sử dụng đội tàu bay to rộng hiện đại nhƣ vậy cũng giúp VNA tận dụng tốt đội tàu bay đang phải dừng hoạt động do sự gián đoạn của vận tải hành khách quốc tế, tránh xảy ra việc hỏng hóc kỹ thuật do lâu khơng sử dụng.

Về mạng đƣờng bay: Năm 2020, VNA đã mở thêm 21 đƣờng bay, nhiều nhất trong 10 năm trở lại đây và đóng góp 3000 chuyến bay, 4700 giờ bay, đem lại hơn 200 tỷ doanh thu, về hiệu quả, các đƣờng bay lãi gần 30 tỷ so với chi phí ban đầu. Trong bối cảnh cạnh tranh thừa tải cung ứng trên tất cả nhóm đƣờng bay truyền thống, việc khai thác thị trƣờng mới góp phần thực hiện mục tiêu chung về thị phần của tồn mạng. Bên cạnh đó, các đƣờng bay mới cũng góp phần giải quyết vấn đề hạn chế slot tại sân bay SGN, HAN do sửa chữa từ tháng 7/2020. (Vietnam Airlines, Báo cáo thƣờng niên 2020, 2021) Việc VNA mở mới nhiều đƣờng bay liên tiếp đã góp phần kích cầu đi lại sau giai đoạn dịch Covid-19, tạo tiếng vang và củng cố hình ảnh của VNA trên thị trƣờng. Đặc biệt nâng cao sức ạnh tranh trên các khu vực sân bay HPH, VII, THD, BMV, DLI, VCA, PQC là các thị trƣờng VJ, QH đang chiếm ƣu thế trƣớc đây.

2.6.2.2. Hệ thống giá cước

Các đƣờng bay nội địa mới của VNA đƣợc bán với mức giá rất ƣu đãi, chỉ từ 99.000 VND/chặng chƣa bao gồm thuế phí, đƣợc bán tại tất cả các kênh bán là phòng vé, đại lý và website của VNA. Hãng cũng tung ra chiến thuật mới mang tên “Hành lý linh hoạt thoải mái vi vu” khi giới thiệu loại giá mới là giá không hành lý ký gửi, đƣợc áp dụng trên đƣờng bay giữa HAN, SGN, DAD, CXR, VDO; hành lý trả trƣớc và hành lý tính cƣớc trên các đƣờng bay nội địa giảm tới 50% bổ sung loại kiện 10kg.

2.6.2.3. Hệ thống phân phối

Nằm trong chuỗi hoạt động kích cầu du lịch, VNA và các hệ thống nghỉ dƣỡng, khách sạn uy tín nhất tại Việt Nam tung ra chƣơng trình hợp tác combo vé máy bay và khách sạn với mức giá chỉ từ 3.499.000 VND/2 ngƣời 3 ngày 2 đêm.

Bên cạnh đó, kênh bán online (website của hãng) cũng đã có nhiều cập nhật liên tục để nâng cao chất lƣợng nhƣ:

+ Hiển thị giá real-time (Fare Marketing) – thời gian thực: hành trình đƣợc tìm kiếm nhiều nhất tự động hiển thị để thu hút khách hàng. VNA là hãng hàng không đầu tiên và duy nhất tại VN áp dụng giải pháp này.

+ Bổ sung các tính năng self-service để nâng cao trải nghiệm khách hàng bao gồm: chatbot (trung bình phục vụ 2000 lƣợt chat/giờ), xuất hóa đơn online; auto exchange (đổi vé tự động), hủy chặng tự động, hoàn vé ra.

+ Theo kết quả khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng trên website, VNA đạt đƣợc kết quả lên tới 97%.

+ App có hơn 2,6 triệu lƣợt tải trong năm 2020, chiếm tỉ lệ 38,6% so với 61,4% của website trong tổng doanh thu; mức độ sẵn sàng của web/app lên tới 99% (số liệu đo bởi FPT & VNPay).

2.6.2.4. Chất lượng dịch vụ

Các chuyến bay đƣợc phân chia theo 4 mức độ rủi ro từ thấp đến cao và có quy trình phục vụ riêng; đội tàu bay khai thác trong ngày đƣợc phun khử khuẩn, các tấm thảm trong tàu đƣợc tẩm dung dịch diệt khuẩn để khách bƣớc lên trƣớc khi lên máy bay. Hành khách đƣợc đo nhiệt độ trƣớc khi lên máy bay trong khi đó thành viên tổ bay đƣợc trang bị đồ bảo hộ; quy trình phục vụ đƣợc đơn giản hóa nhằm hạn chế tiếp xúc giữa tiếp viên và hành khách;

2.6.2.5. Quảng cáo truyền thông

VNA tiếp tục phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành, các Tổ chức lớn để quản bá hình ảnh VNA, khẳng định vai trị Hãng hàng khơng Quốc gia thơng qua tài trợ cho Năm Chủ tịch ASEAN, phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội tổ chức Giải Bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng.

VNA cũng tung ra rất nhiều chƣơng trình chiến lƣợc, chiến thuật để kích cầu nội địa nhƣ chƣơng trình mua 1 tặng 1 - nhân dịp sinh nhật 25 năm (27/5/1995), VNA tri ân khách hàng chƣơng trình đặt biệt mua 1 vé hạng thƣơng nội địa tặng 1 vé hạng thƣơng gia nội địa chặng ngắn.; “Midnight sales” - khuyến mãi đặc biệt giảm 50% toàn bộ chuyến bay nội địa khi đặt vé online khi áp dụng code đƣợc tung ra vào lúc 22h-24h.; “Thứ 5 rực rỡ” - chƣơng trình hợp tác đặc biệt giữa VNA và PA khi tung gia một loạt mức giá siêu giảm trên các chuyến bay nội địa khi mua vào sáng thứ 5.; “Bay VNA chơi golf trong tầm tay” - khi khách hàng xuất trình thẻ lên máy bay VNA sẽ đƣợc nhận ngay gói ƣu đãi Golf trị giá 1.5 triệu VND/1 vòng golf 18 hồ; tại 5 sân golf đẹp nhất miền Trung.

Hoạt động truyền thông, quảng cáo đã đạt nhiều dấu ấn nhƣ:

+ Đƣa hình ảnh hãng Hàng khơng Quốc gia 4 sao nhân văn, an tồn, trách nhiệm đến với công chúng, khách hàng; dƣ luận ủng hộ tuyệt đối, chiếm trọn niềm tin yêu của khách hàng.

+ Yểm trợ linh hoạt, nhanh và hiệu quả cho các đƣờng bay mới, phục hồi thị trƣờng và các chƣơng trình bán, khuyến mại, kích cầu.

+ Quan hệ báo chí: đã thiết lập đƣợc quan hệ tốt với lãnh đạo các cơ quan báo, đài, phóng viên theo dõi ngành, xây dựng đƣợc nhóm phóng viên thân thiết hỗ trợ đăng tải thơng tin tích cực và xử lý các thơng tin tiêu cực về VNA; năm 2020 dù VNA không ký kết hợp đồng truyền thơng nhƣng báo chí vẫn hỗ trợ tích cực trong việc đăng tải thơng tin, góp phần giúp những thơng tin tích cực của hãng lan tỏa rộng rãi hơn.

Kết quả: Lƣợng đề cập về thƣơng hiệu VNA tăng mạnh 80%, tỷ lệ tích cực tăng 15,4%, tiêu cực chỉ chiếm 0,2% giảm 63,3% so với năm 2019. Đồng thời VNA đã vƣơn lên dẫn đầu thị phần thảo luận truyền thơng với tỷ trọng 55,7% kênh báo chí và 51,6% kênh mạng xã hội. Tin truyền thông tăng 138,8%, lƣợng đề cập đến VNA tăng 75,5%. (Vietnam Airlines, Báo cáo thƣờng niên 2020, 2021)

CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA VIETNAM AIRLINES GIAI ĐOẠN 2021-2026 3.1. Hoạt động phục hồi sau đại dịch Covid-19 của Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2022

3.1.1. Dự báo của các tổ chức hàng không trên thế giới

Theo IATA, hoạt động tiêm vaccine sẽ tỏ ra có hiệu quả nhƣng sự hồi phục của ngành hàng không vẫn cần có thời gian. Tổ chức này giả định rằng vắc xin sẽ đƣợc triển khai vào nửa cuối năm 2021 đi kèm nhiều thách thức trong quá trình sản xuất và phân phối, nên vận tải hàng không sẽ chỉ tăng trở lại đáng kể vào cuối năm 2021 và vào năm 2022. IATA cũng thận trọng cho rằng virus vẫn cịn có những diễn biến rất phức tạp, cùng với đó là tính hiệu quả của vắc xin cũng nhƣ các phản ứng của chính phủ đều có sự ảnh hƣởng nên dự báo của hãng sẽ có sai số hơn, thể hiện bằng khu màu vàng nhƣ hình dƣới đây.

Biểu đồ 3.1: Dự đốn tƣơng lai khơi phục ngành hàng không

Nguồn: Outlook for Air Tranport and the Airline Industry Report, IATA, 2020

Năm 2021, IATA cho rằng tình hình tài chính của các hãng hàng khơng dự kiến sẽ có bƣớc chuyển biến đáng kể theo chiều hƣớng tốt hơn. Với giả định rằng có một số nƣớc mở cửa biên giới vào giữa năm 2021 (thông qua hoạt động thử nghiệm vắc xin), doanh thu tổng thể dự kiến sẽ tăng lên 459 tỷ đô la (cao hơn 131 tỷ đô la so với năm 2020, nhƣng vẫn thấp hơn 45% so với 838 tỷ đô la đạt đƣợc vào năm 2019), giảm 50%

so với dự báo trƣớc khi xảy ra dịch bệnh. Trong khi đó, chi phí dự kiến chỉ tăng 61 tỷ đơ la, mang lại hiệu quả tài chính đƣợc cải thiện tổng thể. Vào cuối năm 2021 tình hình sẽ đƣợc cải thiện, nhƣng nửa đầu năm sau vẫn còn rất nhiều thách thức. (IATA, Outlook for Air Transport and the Airline Industry, 2020)

Biểu đồ 3.2: Dự kiến doanh thu VTHK toàn cầu năm 2021

Nguồn: Outlook for Air Tranport and the Airline Industry Report, IATA, 2020

Số lƣợng hành khách dự kiến sẽ tăng lên 2,8 tỷ vào năm 2021, tức là sẽ cao hơn 2020 1 tỷ du khách nhƣng vẫn còn kém 1,7 tỷ du khách so với năm 2019. Sản lƣợng hành khách dự kiến sẽ không thay đổi và hệ số tải dự kiến sẽ cải thiện lên 72,7% (mức cải thiện 65,5% dự kiến cho năm 2020, nhƣng vẫn thấp hơn nhiều so với mức 82,5% đạt đƣợc vào năm 2019). Tổ chức này cũng cho rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng sẽ có tốc độ hồi phục nhanh nhất, theo sau đó là nhóm nƣớc phát triển ở Bắc Mỹ và châu Âu.

Trong khi đó, theo tính tốn của tổ ICAO thì các số liệu năm 2021 so với 2019 của thị trƣờng vận tải hàng không thế giới sẽ giảm khoảng 31% - 38% số ghế cung ứng và 1.823 đến 2.265 triệu lƣợt khách (-41% đến -51%); thiệt hại khoảng 267 đến

Một phần của tài liệu Phát triển đường bay nội địa Vietnam Airlines giai đoạn 20212026 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)