Giới thiệu chung về VietnamAirlines

Một phần của tài liệu Phát triển đường bay nội địa Vietnam Airlines giai đoạn 20212026 (Trang 41 - 45)

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Lịch sử phát triển của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines bắt đầu vào ngày 15/1/1956, thủ tƣớng Phạm Văn Đồng ký Nghị định số 666/TTg thành lập Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam. Đội bay lúc này của hãng chỉ gồm 5 chiếc máy bay dân dụng (2 chiếc Li-2 và 3 chiếc Aero-45). Chuyến bay nội địa đầu tiên là tuyến khứ hồi Hà Nội – Vinh đƣợc khánh thành vào đúng lễ Quốc Khánh 1956.

Ngày 11/2/1976, Thủ tƣớng Chính phủ ra quyết định số 28/CP về việc thành lập Tổng cục Hàng khơng dân dụng trực thuộc Hội đồng Chính phủ trên cơ sở Cục hàng không dân dụng Việt Nam. Tháng 4/1980, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của ICAO, tạo điều kiện cho ngành hàng không trong nƣớc nhanh chóng hội nhập với Hàng không dân dụng quốc tế.

Ngày 20 tháng 4 năm 1993, Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải đã kí Quyết định số 745/QĐ/TCCB-LĐ thành lập Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) là một doanh nghiệp Nhà nƣớc trực thuộc Cục Hàng không Việt Nam. Ngày 27/5/1995, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đƣợc thành lập lấy Hãng Hàng khơng quốc gia làm nịng cốt và liên kết với 20 doanh nghiệp trong ngành theo quyết định số 32/TTg. (Cục Hàng không Việt Nam, 2016)

Năm 2002, hãng giới thiệu biểu tƣợng mới Bông Sen Vàng thể hiện mong muốn phát triển thành hãng hàng không tầm cỡ và bản sắc ở khu vực và thế giới. Một năm sau, VNA tiếp nhận đƣa vào khai thác chiếc máy bay Boeing 777 đầu tiên với nhiều tính năng ƣu việt, đánh dấu khởi đầu việc hiện đại hóa đội tàu bay.

Năm 2006, VNA gia nhập và đạt chứng chỉ về an toàn khai thác của IATA. Năm 2010, VNA chính thức trở thành hãng hàng khơng đầu tiên của khu vực gia nhập Liên minh Hàng khơng tồn cầu Skyteam. Sự kiện đánh dấu bƣớc phát triển vƣợt bậc của hãng trong tiến trình hội nhập thành cơng vào thị trƣờng quốc tế.

Năm 2015, VNA trở thành hãng hàng không đầu tiên của khu vực và thứ 2 trên thế giới tiếp nhận máy bay thế hệ mới Airbus A350-900, đồng thời ra mắt hệ thống nhận diện thƣơng hiệu mới. Cũng trong năm này hãng chính thức hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần từ ngày 01/4/2015.

Năm 2016, VNA chính thức đƣợc Tổ chức Skytrax công nhận là Hãng hàng khơng 4 sao. Năm 2017, hãng chào đón hành khách thứ 200 triệu sau 20 năm thành lập và đạt 1,5 triệu hội viên Bông Sen Vàng.

Tháng 07/2019, hãng nhận chứng chỉ Hãng hàng không 4 sao năm thứ 4 liên tiếp theo đánh giá của Skytrax. Một tháng sau đó, hãng chính thức đón máy bay thân rộng (lớn nhất Việt Nam) Boeing 787-10 Dreamliner. Cuối năm, hãng chào đón máy bay thứ 100.

2.2.2. Ngành nghề kinh doanh

(1) Vận tải hành khách hàng không và vận tải hàng hóa hàng khơng (hành lý, hàng hóa, bƣu kiện, bƣu phẩm, thƣ).

(2) Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không: bao gồm hoạt động hàng không chung; cung ứng dịch vụ thƣơng mại, du lịch, khách sạn… và dịch vụ phục vụ kỹ thuật thƣơng mại mặt đất, các dịch vụ tại nhà ga hành khách..

(3) Sửa chữa và bảo dƣỡng phƣơng tiện vận tải: bảo dƣỡng máy bay, động cơ, phụ tùng vật tƣ, thiết bị hàng không, thiết bị phục vụ kỹ thuật thƣơng mại mặt đất...

(4) Sản xuất thiết bị đo lƣờng, kiểm tra, định hƣớng và điều khiển: sản xuất linh kiện, phụ tùng, vật tƣ máy bay, trang thiết bị kỹ thuật và các nội dung khác thuộc lĩnh vực công nghiệp hàng không. (Vietnam Airlines, Báo cáo thƣờng niên 2019, 2020)

2.2.3. Mơ hình tổ chức

Cơ cấu tổ chức của VNA đƣợc diễn tả bằng sơ đồ dƣới đây:

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của VNA

Trong sơ đồ trên:

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của TCTHKVN, bao gồm tất cả các cổ đơng có quyền biểu quyết, hoạt động thông qua cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên, Đại hội đồng cổ đông bất thƣờng và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản.

Ban Kiểm soát là cơ quan do Đại hồi đồng cổ đông bầu ra, thay mặt các cổ đơng để kiểm sốt, đánh giá một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành VNA, thực trạng tài chính của VNA và chịu trách nhiệm trƣớc Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của VNA, có tồn quyền nhân danh hãng để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của VNA không thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông.

Tổng giám đốc là Ngƣời đại diện theo pháp luật của VNA và là ngƣời điều hành hoạt động hàng ngày của VNA.

Bộ máy giúp việc chung cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc: là các Phó Tổng giám đốc, Kế tốn trƣởng, văn phịng, các ban chun môn, nghiệp vụ và các cơ quan tƣơng đƣơng của Tổng cơng ty có chức năng tham mƣu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.

Trong lĩnh vực thƣơng mại, Tổng giám đốc quyết định và ban hành kế hoạch bán hàng năm. Phó Tổng giám đốc Thƣơng mại quyết định và ban hành các chỉ tiêu điều hành để thực hiện kế hojahc bán hàng năm. PTGĐ chịu trách nhiệm quyết định và bán hành quy hoạch tổ chức kênh bán của VNA. Ban Tiếp thị và bán sản phẩm và Ban kế hoạch phát triển tiếp nhận sự chỉ đạo và điều hành từ TGĐ và PTG, đƣợc ủy quyền và có trách nhiệm báo cá về các nội dung đƣợc phân công thuộc chức năng nhiệm vụ

Trong đó, Ban Kế hoạch phát triển có chức năng tham mƣu, giúp việc cho HĐQT và TGĐ trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc phát triển, mạng đƣờng bay, kế hoạch sản xuất kinh doanh, hợp tác thƣơng mại và quản trị doanh thu các đƣờng bay của TCT. Ban KHPT chủ trì phối hợp với các ban chun mơn có liên quan để xây dựng kế hoạch phát triển mạng đƣờng bay, nhu cầu đội tàu bay, kế hoạch vận chuyển, kế hoạch hiệu quả kinh doanh; xây dựng lịch bay mùa, tải cung ứng để

đảm bảo kế hoạch hiệu quả đƣờng bay và mạng bay. Ban KHPT chủ trì tổng hợp báo kế hoạch sản xuất kinh doanh dài và trung hạn của TCT. Các ban Ban Tiếp thị và bán sản phẩm, Ban Truyền thông, các chi nhánh TCT trong và ngoài nƣớc chịu trách nhiệm cung cấp thơng tin, phân tích, đánh giá, nhận định về nhu cầu thị trƣờng, cạnh tranh, xu thế phát triển để Ban KHPT xây dựng chiến lƣợc phát triển mạng đƣờng bay, kế hoạch sản phẩm và điều chỉnh sản phẩm trong ngắn hạn và trung hạn. Ban Tài chính kế tốn là cáp kiểm sốt, giám sát việc hoạch định và chiển khai các chính sách, hoạt động bán theo đúng quy định cảu pháp luật, qui định tài chính của VNA. Ban Đầu tƣ mua sắm cung cấp thơng tin về kế hoạch ngồi vận tải, kế hoạch đầu tƣ, và phối hợp đàm phán phƣơng án hợp tác với các đối tác về ban KHPT. Công ty tin học hàng khơng (AITS) có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan tới số liệu chi tiết về kết quả bán để Ban KHPT sử dụng trong phân tích số liệu và ra quyết định về giá cƣớc và quản trị doanh thu. Ban Pháp chế hỗ trợ, cung cấp các thông tin và kiểm tra các vấn đề pháp ký về các công việc triển khai cũng nhƣ hợp tác, đối ngoại. Ban Tổ chức nhân lực chịu trách nhiệm đảm bảo về tổ chức và biên chế hợp lý để các Ban hoạt động có hiệu quả.

Ban Tiếp thị và bán sản phẩm là đơn vị tham mƣu và điều hành kinh doanh tại TCT. Ban TTBSP chịu trách nhiệm quyết định các tiêu thức phân định kênh, lớp mạng của mạng bán tại từng thị trƣờng, sắp xếp và phân kênh các cấu thành tham gia mạng lƣới bán tại từng thị trƣờng trên cơ sở các chính sách bán (chủ yếu là chính sách giá cƣớc, phụ thu, chiết khấu, hoa hồng, phí dịch vụ…) đƣợc ban hành. Các Chi nhánh/ Văn phòng đại diện chịu trách nhiệm triển khai cụ thể, trực tiếp lựa chọn và quyết định chỉ định, ký hợp đồng với các đối tƣợng cấu thành mạng bán, các kênh bán trên thị trƣờng trên cơ sở cấu trúc các kênh bán và các tiêu thức kênh, lớp mạng bán đã đƣợc phê duyệt.

Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt đơng của VNA bao gồm: Trụ sở chính đặt tại Hà Nội với 17 Ban/ Văn phịng; 31 chi nhánh, văn phịng đại diện nƣớc ngồi; 11 đơn vị trực thuộc trong nƣớc. Ngồi ra VNA góp vốn đầu tƣ vào 15 Công ty con và 5 Công ty liên kết. (Vietnam Airlines, Báo cáo thƣờng niên 2019, 2020)

Một phần của tài liệu Phát triển đường bay nội địa Vietnam Airlines giai đoạn 20212026 (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)