1.2. Nguyên tắc, mục tiêu và chỉ tiêu đánh giá về quản lý tài sảntrong doanh nghiệp
1.2.3.3. Quản lý trong khâu sửa chữa thiết bị vật tư
Quản lý vật tư thiết bị cần chú ý đến việc sửa chữa vật tư thiết bị để đảm bảo sử dụng tối ưu máy móc thiết bị đã mua. Phương thức quản lý sửa chữa thiết bị, vật tư bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả thiết bị để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
Quy trình sửa chữa trang thiết bị gồm các bước sau: - Bước 1: Lập yêu cầu sửa chữa;
- Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu sửa chữa và kiểm tra; - Bước 3: Tổ chức sửa chữa;
- Bước 4: Tiếp nhận, đăng ký sửa chữa, khắc phục hư hỏng thiết bị;
- Bước 5: Thanh tốn Trong cơng tác quản lý sửa chữa vật tư thiết bị, việc kiểm tra, đánh giá chức năng của công tác quản lý vật tư thiết bị là hoạt động quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý vật tư thiết bị.
Kiểm tra, đánh giá cơng tác quản lý thiết bị, vật tư có các tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Xây dựng quy chế và giám sát việc áp dụng các quy định về sử dụng thiết bị, vật liệu;
Tiêu chí 2: Theo dõi và xác minh kế hoạch cung cấp, bảo quản và bảo dưỡng thiết bị, vật tư;
Tiêu chí 3: Kiểm tra định kỳ, thường xuyên công tác lưu trữ, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị, vật tư;
Quản lý hồ sơ mua sắm tài sản
-Thủ trưởng đơn vị quy định cụ thể trách nhiệm quản lý hồ sơ mua sắm tài sản, gồm các nội dung chính như sau:
- Quy định rõ trách nhiệm của Phòng vật tư – thiết bị vật tư, Phịng tài chính kế tốn và các bộ phận liên quan trong việc quản lý hồ sơ mua sắm trang thiết bị. Việc bàn giao hồ sơ giữa các bộ phận phải được ký nhận và ghi rõ ngày giao nhận.
- Lưu giữ hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, hợp đồng mua sắm: Phòng làm đầu mối chuẩn bị kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tổ chức đấu thầu có trách nhiệm lưu trữ, bảo quản theo quy định chung về lưu trữ hồ sơ.
- Hợp đồng mua sắm và các phụ lục hồ sơ kèm theo được sao y và lưu tại Phịng Tài chính kế tốn và Phịng vật tư – thiết bị vật tư.
1.2.3.4. Quản lý trong khâu khấu hao và thanh lý thiết bị vật tư
Các thiết bị, vật tư hết niên hạn sử dụng phải được quản lý chặt chẽ, khơng để xảy ra lãng phí, thất thốt tài sản. Khi kết thúc sử dụng phải đánh giá hiện trạng của thiết bị, vật tư về mặt vật chất và giá trị, tiến hành kiểm tra, xác định giá trị hiện tại của thiết bị và đưa ra các phương án xử lý khác nhau.
Thực hiện trích khấu hao thiết bị, vật tư của cơng ty đại chúng thực hiện theo quy định tại Thông tư 162/2014 / TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính về Quy chế quản lý và trích khấu hao tài sản cố định trong cơ quan, đơn vị ngồi cơng lập. các doanh nghiệp và tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước.
Khi tài sảncó hỏng hóc hoặc sự cố xảy ra, đơn vị tài sản không được tự ý sửa chữa, phải thông báo ngay và tiến hành lập yêu cầu sửa chữa gửi Phòng vật tư – thiết bị vật tư theo mẫu phiếu yêu cầu sửa chữa thiết bị
Việc sửa chữa, bảo dưỡng tài sảnphải có kế hoạch được Thủ trưởng đơn vị phê duyệt. Đối với sửa chữa lớn phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Căn cứ kế hoạch được duyệt, các phòng tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định.
Hồ sơ thanh tốn chi phí sửa chữa
- Phiếu u cầu sửa chữa của các khoa phòng được Thủ trưởng đơn vị phê duyệt. - Biên bản xác nhận tình trạng của tài sản, trang thiết bị trước khi sửa chữa.
- Biên bản (theo mẫu quy định) về nội dung bảo dưỡng, sửa chữa và tình trạng trang thiết bị sau khi bảo dưỡng, sửa chữa và có xác nhận của khoa, phịng có trang thiết bị được bảo dưỡng, sửa chữa.
- Quyết toán được duyệt. - Hóa đơn bán hàng.
- Hợp đồng và Thanh lý hợp đồng.
Khấu hao tài sản
Tài sản sử dụng tại đơn vị phải được quản lý theo quy định của Luật quản lý sử dụng tài sản cơng và tính khấu hao theo quy định tại Thơng tư 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính.