2.2. Thực trạng công tác quản lý tài sản tại Công ty Cổ phần Công viên, cây xanh
2.2.3. Thực trạng thanh lý tài sản
2.2.3.1.Quy định thanh lý tài sản tại công ty công ty Công viên cây xanh HP
Việc thanh lý tài sản của Công ty Cơng viên cây xanh Hải Phịng được thực hiện theo quy trình, thủ tục thanh lý tại Nghị định số của Chính phủ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017 / QH14 đã được phê duyệt. Quốc hội khóa XIV ngày 21/6/2017 gồm 10 chương, 134 điều. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018.
Đối với các tài sản đã hết hao mòn, các đơn vị trả lại cho Công viên, cây xanh Hải Phòng thanh lý đã chủ động cho bảo dưỡng, sửa chữa để cấp lại cho các
đơn vị tránh gây lãng phí tài sản. Tài sản đã hết khấu hao, quá niên hạn, hư hỏng nặng, khơng cịn khắc phục sửa chữa được nữa thì được Cơng ty Cơng viên, cây xanh Hải Phòng tiến hành bán thanh lý dứt điểm, loại bỏ khỏi danh mục tài sản cần theo dõi, kinh phí thu nộp ngân sách. Tuy nhiên thủ tục phải báo cáo xin ý kiến Chủ tịch UBND Thành phố ra quyết định thanh lý.
Về công tác thanh lý phá dỡ tài sản là cơng trình trên đất phục vụ xây dựng trụ sở thì Cơng ty Cơng viên, cây xanh Hải Phòng đã chủ động áp dụng hình thức thực hiện các đơn vị phá dỡ sẽ tận thu phế liệu cơng trình sau phá dỡ, đối trừ vào cơng phá dỡ, nếu chi phí tận thu phế liệu cao hơn chi phí phá dỡ sẽ thu nộp ngân sách, nếu chi phí phá dỡ cao hơn chi phí tận thu phế liệu sẽ tiến hành thương thảo với nhà thầu thi công phá dỡ với kinh phí đối trừ bằng khơng đồng. Vì vậy hầu hết các cơng trình phá vỡ của Cơng ty Cơng viên, cây xanh Hải Phịng đều khơng phải bỏ chi phí và tiết kiệm được tiền phá dỡ.
Việc bán thanh lý tài sản và kinh phí thu nộp ngân sách
2.2.3.2.Quy trình thanh lý tài sản
Quy trình thanh lý tài sản của cơng ty được thể hiện bằng sơ đồ sau đây
Sơ đồ 2.3. Quy trình thanh tý tài sản của cơng ty
Bước 1: Đề nghị thanh lý tài sản cố định.
Căn cứ vào kết quả kiểm kê tài sản, cũng như quá trình theo dõi, sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệp, bộ phận (hoặc phịng ban) có TSCĐ cần thanh lý của doanh nghiệp phải lập đơn đề nghị để trình lãnh đạo công ty phê duyệt. Trong đơn đề nghị đó phải ghi rõ danh mục TSCĐ cần thanh lý.
Bước 2: Quyết định thanh lý tài sản
Đại diện doanh nghiệp ra quyết định thanh lý TSCĐ.
Thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ Đề nghị thanh lý tài sản cố định Quyết định thanh lý tài sản Tổng hợp Tiến hành thanh lý
Bước 3: Thành lập Ban thanh lý tài sản
Ban hội đồng thanh lý tài sản kiểm tra, đánh giá lại tài sản và có trách nhiệm sắp xếp việc thanh lý tài sản cố định theo trình tự, cách thức quy định trong chế độ quản lý tài sản. Thành phần Hội đồng thanh lý tài sản gồm:
+ Thủ trưởng đơn vị: Chủ tịch Hội đồng; + Kế toán trưởng, kế tốn tài sản;
+ Trưởng (hoặc phó) bộ phận cơ sở vật chất, cán bộ phụ trách tài sản; + Các đơn vị đại diện trực tiếp quản lý tài sản thanh lý;
+ Các cán bộ có sự hiểu biết đặc điểm, kĩ thuật của tài sản thanh lý; + Đại diện đồn thể: Cơng đồn, Thanh tra Nhân dân (nếu cần). Bước 4: Tiến hành thanh lý TSCĐ
Tùy vào điều kiện và đặc điểm của TSCĐ mà Hội đồng thanh lý TSCĐ trình người đứng đầu doanh nghiệp quyết định hình thức xử lý TSCĐ như bán tài sản, hủy tài sản.
Bước 5: Tổng hợp, xử lý kết quả thanh lý tài sản của đơn vị.
Sau khi đã tiến hành thanh lý, hội đồng thanh lý tài sản cố định sẽ lập biên bản thanh lý tài sản cố định.
Bảng 2.5. Tình hình thành lý tài sản cũ của Cơng ty Cơng viên, cây xanh Hải Phịng giai đoạn 2017 – 2021
TT Thanh lý tài sản
cũ cho đơn vị 2017 2018 2019 2020 2021
1 Đơn vị tài sản bán
thanh lý 36 27 47 42 14 2 Đơn vị tài sản hủy 46 52 72 18 29 3 Tổng tiền thu về (tr.đồng) 34 41 44 28 46
(Nguồn: Tài liệu công ty)
Từ bảng 2.5 cho thấy, số tiền thu về do bán tài sản thanh lý tài sản cũng biến động theo các năm khác nhau. Điều này được thể hiện qua biểu đồ sau:
Từ biểu đồ cho thấy, số tiền bán thanh lý tài sản của Cơng ty có giá trị lớn nhất vào năm 2021 là 46.000.000 đồng, tiếp đó đến năm 2019 là 44.503.000 đồng và cuối cùng là năm 2020 là 28.417.000 đồng.
Về công tác thanh lý phá dỡ tài sản là cơng trình trên đất đã được Công ty chủ động áp dụng hình thức thực hiện đơn vị phá dỡ sẽ tận thu phế liệu của cơng trình sao phá dỡ, đối trừ vào cơng phá dỡ. Nếu chi phí tận thu phế liệu cao hơn chi phí phá dỡ sẽ thu nộp vào Cơng ty. Nếu chi phí phá dỡ cao hơn chi phí tận thu phế liệu sẽ tiến hành thương thảo với nhà thầu thi cơng phá dỡ với kinh phí đối trừ bằng khơng đồng.
Bảng 2.6. Tình hình thanh lý phá dỡ tài sản nhà cửa của công ty giai đoạn 2017 – 2021 TT Thanh lý tài sản nhà cửa Đơn vị tính 2017 2018 2019 2020 2021 1 Số cơng trình tài sản nhà cửa Số lượng 4 2 3 2 1 2 đã phá dỡ, giải Tổng diện tích phóng mặt bằng m2 922 745 689 642 743 3 Tiết kiệm được Đồng 736.290 536.467 424.580 358.269 362.478
Nguồn: Do Công ty Cổ phần Cơng viên, cây xanh Hải Phịng cung cấp Từ bảng 2.6 có thể minh họa tổng diện tích phá dỡ và giải phóng mặt bằng của Cơng ty giai đoạn 2017 – 2021 qua biểu đồ 2.2. dưới đây:
4 2 3 2 1 922 745 689 642 743 736 536 424 358 362
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số cơng trình tài sản nhà cửa Tổng diện tích đã phá dỡ, giải phóng mặt bằng Tiết kiệm
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ tình hình thanh lý phá dỡ tài sản nhà cửa của công ty giai đoạn 2017 – 2021
Hạn chế trong thanh lý tài sản:
- Thanh lý tài sản cũ, hỏng: Căn cứ vào các quy định của UBND Thành phố và của Công ty đối với tất cả những tài sản giá trị thấp nhanh hỏng, dễ vỡ đều phải báo cáo với UBND Thành phố và Công ty phê duyệt cho thanh lý khiến cho thủ tục thanh lý tài sản khá phức tạp, chậm tiến độ, đồng thời những tài sản này cũng phải tiến hành bán đấu giá với chi phí thẩm định và chi phí bán đấu giá theo quy định cao so với giá trị bán thanh lý tài sản.
- Thanh lý phương tiện cũ, hỏng bằng hình thức đạp nát bán phế liệu gây lãng phí tận thu ngân sách.
- Cơng tác phá dỡ: một số đơn vị trong Công ty chưa phối hợp tốt trong công tác phá dỡ, bàn giao mặt bằng chậm tiến độ, xảy ra tình trạng tự ý tháo dỡ và di chuyển đi nơi khác một số tài sản gắn liền với nhà đất, đã được Ban Giám đốc ký hợp đồng thanh lý cho đơn vị phá dỡ.