Kết quả thay đổi triệu chứng cận lâm sàng sau điều trị

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại bệnh viện đa khoa bắc kạn (Trang 78 - 80)

* Thay đổi kết quả công thức máu sau điều trị

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.19 cho thấy: sau điều trị ĐBP, giá trị trung bình số lƣợng HC, tỷ lệ Hb, % tế bào L không thay đổi so

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

với trƣớc điều trị. Giá trị trung bình số lƣợng BC, % tế bào N giảm đáng kể so với trƣớc điều trị. Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Điều này chứng tỏ hiệu quả của kháng sinh trong điều trị nhiễm trùng của ĐBP. Kết quả này của chúng tôi khác biệt so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả:

Theo Calverley P.M.A. và CS (2003) thấy 80% nguyên nhân ĐBP của BPTNMT là nhiễm trùng, nhƣng nguyên nhân do vi khuẩn chỉ gặp 40% -50% còn lại do vi rút và các vi khuẩn không điển hình, do đó số lƣợng BC và % tế bào N thƣờng không tăng ở các bệnh nhân trong ĐBP [31]. Theo Phạm Thị Thoa (2005) cho thấy giá trị trung bình số lƣợng BC và % tế bào N sau điều trị trong giới hạn bình thƣờng, không có sự khác biệt so với trƣớc điều trị [21]. Có lẽ trong nghiên cứu của các tác giả trên nguyên nhân nhiễm trùng có thể do vi rút hoặc bệnh nhân đã đƣợc dùng kháng sinh trƣớc khi vào viện.

* Thay đổi hình ảnh tổn thương trên phim Xquang phổi sau điều trị

Sau điều trị ĐBP chúng tôi cho bệnh nhân chụp lại phim Xquang. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.20 cho thấy: sau điều trị, hình ảnh viêm xung quanh phế quản còn gặp 17/55 bệnh nhân chiếm 30,9%, hình ảnh phổi tăng sáng, tăng mạng lƣới mạch máu phổi thay đổi nhiều. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,01. Hình ảnh dày thành phế quản, giãn khoang liên sƣờn, vòm hoành hạ thấp thay đổi rất ít với tỷ lệ tƣơng ứng 43,6%, 20,0%, 43,6%. Vì đây là hình ảnh cố định trên phim Xquang trong BPTNMT nên trƣớc điều trị và sau điều trị các hình ảnh này không thay đổi hoặc thay đổi rất ít.

Kết quả này khác biệt với nghiên cứu của Lƣơng Thị Kiều Diễm (2008): sau điều trị hình ảnh phổi tăng sáng, tăng mạng lƣới mạch máu phổi còn chiếm tỷ lệ cao [5].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong phác đồ điều trị của chúng tôi có sử dụng corticoid đƣờng toàn thân kết hợp với thuốc giãn phế quản, sự kết hợp này có thể gây hạ kali máu dẫn đến các biến chứng loạn nhịp nguy hiểm cho bệnh nhân. Theo GOLD 2004 các biến chứng thƣờng gặp ở bệnh nhân BPTNMT khi sử dụng corticoid đƣờng toàn thân là tăng glucose máu, tăng huyết áp… Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.21 cho thấy glucose máu, kali máu trƣớc và sau điều trị không có sự khác biệt, đều trong giới hạn bình thƣờng. Kết quả này tƣơng tự kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Thoa (2008) [21]. Sở dĩ chúng tôi không gặp các biến chứng này trong nghiên cứu có lẽ do thời gian theo dõi điều trị ngắn.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trƣớc điều trị giá trị trung bình SPO2

giảm < 90%, đây là chính là chỉ định cho bệnh nhân thở oxy. Sau điều trị giá

trị trung bình SPO2 là 96,23 ± 1,86 %, chứng tỏ có sự cải thiện rõ rệt độ bão

hòa oxy trong máu sau điều trị.

4.3.3. Kết quả điều trị và ngày điều trị trung bình

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.22 cho thấy số bệnh nhân điều trị ĐBP ổn định chiếm tỷ lệ cao 98,2%, điều này chứng tỏ phác đồ điều trị ĐBP hiện đang sử dụng là có hiệu quả, chỉ có 1 bệnh nhân (1,8%) tử vong do bệnh ở giai đoạn nặng, tuổi cao, không đáp ứng với điều trị. Ngày điều trị trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 10,5 ± 2,7. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của một số tác giả: Hoàng Đình Hải (2009) ngày điều trị trung bình là 17,63 ± 10,3, Vũ Duy Thƣớng (2008) ngày điều trị trung bình là 15,3 ± 12,1, nghiên cứu của Lin S.H (2007) số ngày điều trị trung bình là 17,4 ± 9,2 [9], [22], [46]. Có lẽ trong các nghiên cứu trên bệnh nhân có ngày điều trị kéo dài do bệnh ở giai đoạn cuối, triệu chứng nặng nề, đáp ứng điều trị chậm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại bệnh viện đa khoa bắc kạn (Trang 78 - 80)