Triệu chứng cận lâm sàng của đợt bùng phát

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại bệnh viện đa khoa bắc kạn (Trang 29 - 32)

1.3.4.1. Đo chức năng thông khí

Đo chức năng thông khí bằng phế dung kế đƣợc coi là cách đánh giá khách quan sự tắc nghẽn lƣu lƣợng thở. Đây là một phƣơng pháp tốt nhất để

phát hiện và theo dõi BPTNMT thông qua các chỉ số FEV1 và FEV1/FVC theo

chuỗi. Ngƣời ta nhận thấy rằng khi FEV1 giảm xuống dƣới 1 lít thì có khoảng

50% số bệnh nhân sống trên 5 năm [3], [10].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Mức độ giảm FEV1 tùy theo mức độ bệnh

- Dung tích sống thở mạnh (FVC): giai đoạn đầu có thể bình thƣờng nhƣng sẽ giảm khi bệnh tiến triển nặng

- Dung tích sống thở chậm (VC): chính xác hơn FVC vì không hạn chế bởi áp lực động của đƣờng hô hấp (hiện tƣợng xẹp đƣờng thở sớm khi thở ra nhanh)

- Tỷ số FEV1/FVC thƣờng < 70% [3], [25], [40] nhƣng có trƣờng hợp

FEV1 và FVC cùng giảm, lúc này tỷ số này sẽ không phản ánh đúng mức

độ bệnh nên tỷ số thƣờng đƣợc dùng là FEV1 /VC.

1.3.4.2. Đo thành phần khí máu động mạch

Thay đổi thành phần khí máu động mạch là một yếu tố quan trọng trong sinh lý bệnh của BPTNMT, nó thay đổi theo tiến triển của bệnh. Đo khí máu động mạch là rất cần thiết cho việc đánh giá mức độ nặng của đợt kịch phát,

nên đo cho tất cả các bệnh nhân bị BPTNMT có FEV1 < 50% SLT.

Thông thƣờng PaO2 giảm từ giai đoạn đầu còn PaCO2 chỉ tăng ở giai đoạn nặng của bệnh [38].

Trong đợt cấp bệnh nhân có suy hô hấp khi PaO2 < 60mmHg và/hoặc

SaO2 < 90%, có hoặc không có PaCO2 > 45mmHg.

1.3.4.3. Hình ảnh Xquang phổi chuẩn [18]

Xquang phổi chuẩn không có vai trò quyết định chẩn đoán BPTNMT, nhƣng có ý nghĩa góp phần loại trừ các bệnh phổi khác.

Giai đoạn đầu hình ảnh Xquang phổi thƣờng không có hình ảnh bất thƣờng, giai đoạn sau có các biểu hiện của viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng và hội chứng mạch máu.

- Hình ảnh viêm phế quản mạn: dấu hiệu “phổi bẩn”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

ống, hình nhẫn.

+ Viêm xung quanh phế quản: các nốt mờ theo trục phế quản, bờ phế

quản và bờ mạch máu bị mờ.

+ Mạng lƣới mạch máu tăng đậm khắp 2 phổi

- Hình ảnh khí phế thũng: biểu hiện giãn phổi, giảm mạng lƣới mạch máu và có các bóng khí.

+ Chẩn đoán giãn phổi: Khi chiều cao phổi > 29,9 cm, độ khum của vòm

hoành trên phim nghiêng < 2,6 cm, góc ức hoành trên phim nghiêng lớn hơn 90º, khoảng sáng sau xƣơng ức rộng.

+ Giảm mạng lƣới mạch máu phổi: mạng lƣới mạch máu phổi giảm kích

thƣớc nhanh khi đi từ rốn phổi ra ngoại vi, có dấu hiệu "xén tỉa" ở động mạch ngoại vi.

+ Các bóng khí: hay gặp ở nhu mô phối dƣới màng phổi, có một hay nhiều bóng khí, đƣờng kính có thể từ 1cm đến cả một thùy phổi, thành của bóng khí mỏng nhƣ sợi tóc.

Khí quản có hình vỏ bao kiếm: khí quản bị dẹt lại nhìn rõ trên phim chụp cắt lớp vi tính gặp ở 95% các trƣờng hợp bị BPTNMT.

- Hội chứng mạch máu:

Hình ảnh cao áp động mạch phổi: động mạch phổi trung tâm to, ở ngoại vi thƣa thớt đƣờng kính động mạch phổi thùy dƣới bên phải > 16 mm.

1.3.4.4. Các thăm dò khác

- Điện tâm đồ: thay đổi ở giai đoạn IV, có thể gặp nhịp nhanh xoang, block nhánh phải, trục phải, tăng gánh nhĩ phải, tăng gánh thất phải.

- Công thức máu: số lƣợng bạch cầu máu ngoại vi bình thƣờng là 4,5 - 10 G/l. Trong đợt bùng phát, khi số lƣợng bạch cầu trên 10G/l là một chỉ điểm nguyên nhân đợt cấp là do bội nhiễm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại bệnh viện đa khoa bắc kạn (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)