Chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại bệnh viện đa khoa bắc kạn (Trang 39 - 42)

2.3.4.1. Chỉ tiêu về đặc điểm chung

Các chỉ tiêu về tuổi, giới, tiền sử bệnh, thời gian mắc bệnh của bệnh nhân nghiên cứu, số đợt bùng phát của bệnh nhân BPTNMT trong năm.

2.3.4.2. Chỉ tiêu về đặc điểm lâm sàng

- Các chỉ tiêu chung về lý do vào viện của bệnh nhân, giai đoạn bệnh, mức độ đợt bùng phát, các thể RLTK.

- Các chỉ tiêu về triệu chứng: ho khạc đờm, khó thở, đau ngực, sốt, phù, tím môi, tần số thở, tần số mạch, huyết áp, co kéo cơ hô hấp phụ, lồng ngực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

hình thùng, các ran ở phổi, rì rào phế nang.

- Đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu lâm sàng sau điều trị ĐBP.

2.3.4.3. Chỉ tiêu về đặc điểm cận lâm sàng

- Các chỉ số thông khí phổi: các chỉ tiêu đo thông khí phổi đƣợc chọn trong nghiên cứu.

+ Dung tích sống thở chậm (VC)

+ Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1)

+ Chỉ số Tiffeneau (FEV1/VC)

Kết quả đo đƣợc của các chỉ tiêu thông khí phổi nói trên sẽ đối chiếu với số lý thuyết theo phƣơng trình hồi quy áp dụng cho ngƣời Việt Nam theo mô hình thống nhất quốc tế của Nguyễn Đình Hƣờng (1996) [10].

Bảng 2.1. Phương trình hồi quy các chỉ số thông khí phổi ở người Việt

Phƣơng trình Chỉ số

Nam giới Nữ giới

VC (lít) 5,22H - 0,018A - 4,17 3,49H - 0,016A - 2,11

FVC (lít) 5,13H - 0,017A - 4,17 2,92H - 0,016A - 1,36

FEV1 (l/s) 4,13H - 0,023A - 2,83 2,71H - 0,018A - 1,24

FEV1/VC (%) - 0,17H + 88,42 - 0,18A + 89,36

FEF25-75% (l/s) 2,12H - 0,039A + 1,89 1,73H - 0,030A + 1,43

l/s: lít/giây; H: chiều cao (cm); A: tuổi (năm)

- Chỉ tiêu về đặc điểm tổn thƣơng phổi trên hình ảnh Xquang phổi chuẩn. Đánh giá các đặc điểm tổn thƣơng trên phim Xquang phổi chuẩn thẳng trong đợt bùng phát của BPTNMT trƣớc và sau điều trị dựa theo tiêu chuẩn sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

quanh phế quản tạo nên các nốt mờ ở nhu mô; tăng mạng lƣới mạch máu phổi. + Hình ảnh khí phế thũng: phổi tăng sáng; vòm hoành hạ thấp; các khoang gian sƣờn giãn rộng.

- Chỉ tiêu về xét nghiệm công thức máu: tất cả các bệnh nhân đƣợc làm xét nghiệm công thức máu để đánh giá số lƣợng HC, số lƣọng BC, tỷ lệ Hb, tỷ lệ % bạch cầu đa nhân trung tính (N), bạch cầu lympho (L) trong máu. Dựa theo tiêu chuẩn hằng số sinh lý của ngƣời Việt Nam để đánh giá sự thay đổi các kết quả xét nghiệm công thức máu sau điều trị.

- Chỉ tiêu về glucose máu, kali máu, SPO2. Đánh giá sự thay đổi các chỉ

tiêu sau điều trị dựa vào giá trị bình thƣờng: glucose máu 3,6 – 6,4 mmol/l, kali máu 3,5 - 5 mmol/l, SPO2> 95%.

2.3.4.4. Các tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu

- Đánh giá rối loạn thông khí phổi dựa vào tiêu chuẩn nhƣ sau [23], [39]:

+ Thông khí phổi bình thƣờng khi: VC hoặc FVC ≥ 80% SLT, FEV1

≥80% SLT, chỉ số Tiffeneau ≥ 75%.

+ Rối loạn thông khí hạn chế khi: VC hoặc FVC < 80%, FEV1 ≥ 80%

SLT, chỉ số Tiffeneau ≥ 75%.

+ Rối loạn thông khí tắc nghẽn khi: VC hoặc FVC > 80% SLT, FEV1<80% SLT, chỉ số Tiffeneau < 75%.

+ Rối loạn thông khí hỗn hợp: VC hoặc FVC < 80% SLT, FEV1< 80%

SLT, chỉ số Tiffeneau < 75%.

- Tiêu chuẩn phân loại giai đoạn BPTNMT

Bảng 2.2. Tiêu chuẩn phân loại giai đoạn BPTNMT theo GOLD 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

I FEV1/FVC < 70%, FEV1  80% SLT

II FEV1/FVC < 70%, 50% < FEV1< 80% SLT

III FEV1/FVC < 70%, 30  FEV1< 50% SLT

IV FEV1/FVC < 70%, FEV1 < 30 % SLT

hoặc FEV1 < 50% và suy hô hấp mạn tính - Tiêu chuẩn đợt bùng phát ổn định [41]:

Các bệnh nhân sau khi đƣợc điều trị chủ yếu bằng các thuốc giãn phế quản (khí dung, truyền tĩnh mạch), kháng sinh, corticoid, long đờm, thở oxy ít nhất 7 ngày, bệnh nhân hết sốt, khó thở giảm, ho giảm, khạc đờm trong, giảm các ran ở phổi, toàn trạng khá lên hoặc bệnh nhân ổn định lâm sàng trong 12- 24 giờ, dùng thuốc giãn phế quản dƣới 4 giờ/ lần, hoạt động thể lực trở lại nhƣ trƣớc đợt bùng phát.

- Tiêu chuẩn đánh giá mức độ nặng đợt bùng phát của BPTNMT theo Anthonisen N.R (2004) dựa vào các dấu hiệu: tăng số lƣợng đờm, đờm chuyển nhầy mủ, khó thở tăng.

+ Nhẹ: có 1 trong 3 dấu hiệu trên

+ Trung bình: có 2 trong 3 dấu hiệu trên + Nặng: có cả 3 dấu hiệu trên

- Tiêu chuẩn đánh giá CLCS – SK của bệnh nhân BPTNMT theo thang điểm CAT:

+ > 30 điểm CLCS - SK của BPTNMT rất kém + >20 điểm CLCS - SK của BPTNMT kém

+ 10 -20 điểm CLCS - SK của BPTNMT trung bình + < 10 điểm CLCS - SK của BPTNMT còn tƣơng đối tốt

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại bệnh viện đa khoa bắc kạn (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)