Phƣơng pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại bệnh viện đa khoa bắc kạn (Trang 42 - 46)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

mẫu đƣợc soạn riêng đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu (phụ lục 1).

Tất cả các bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn lâm sàng chẩn đoán ĐBP BPTNMT đƣợc khám và nhập viện.

2.4.1. Thực hiện các xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu

Lấy máu tĩnh mạch của bệnh nhân khi vào viện và sau khi điều trị gửi tới khoa xét nghiệm để làm xét nghiệm.

2.4.2. Chụp Xquang tim phổi

Tất cả các bệnh nhân đƣợc chụp Xquang phổi chuẩn tại khoa Xquang bệnh viện đa khoa Bắc Kạn khi vào viện và sau đợt điều trị.

Đọc và phân tích hình ảnh tổn thƣơng trên phim Xquang cùng BSCKI Chẩn đoán hình ảnh Bế Ngọc Minh – trƣởng khoa Xquang Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn.

2.4.3. Tiến hành điều trị theo phác đồ điều trị đợt bùng phát [41]

Tất cả các bệnh nhân đƣợc điều trị ĐBP theo phác đồ thống nhất:

- Chống nhiễm khuẩn phổi phế quản: các bệnh nhân đƣợc điều trị kháng sinh phổ rộng, phối hợp hai nhóm kháng sinh Cephalosphorin thế hệ 3 với nhóm quinolon.

+ Cephotaxim 1g x 2 lọ/ ngày

+ Ciplox 200mg x 4 chai/ ngày

- Dùng thuốc giãn phế quản thƣờng phối hợp hai nhóm thuốc giãn cơ phế

quản: nhóm chủ vận β2 – adrenergic với nhóm Xanthin. Sử dụng đƣờng uống,

tiêm truyền tĩnh mạch hoặc khí dung.

+ ĐBP nhẹ: uống Salbutamol 4 - 8mg/ ngày

+ ĐBP trung bình: uống Salbutamol kèm theo khí dung Ventolin 5- 10mg/ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch. - Dùng corticoid

+ Đợt bùng phát mức độ nhẹ: Prednisolon 5mg x 4 viên/ngày

+ Đợt bùng phát mức độ trung bình và nặng: Solumedrol 40mg x 2 lọ/ ngày

- Dùng thuốc long đờm: N - axetylcystein gói 200mg x 3 gói / ngày hoặc mucosovant

- Thở oxy qua mũi với lƣu lƣợng 2 lít/ phút khi SPO2 < 90%

- Kết hợp thuốc lợi tiểu, thuốc trợ tim và các biện pháp vận động trị liệu: tập thở, vỗ rung lồng ngực

Tất cả bệnh nhân đƣợc điều trị và theo dõi trong thời gian 7 - 12 ngày.

2.4.4. Đo chức năng hô hấp

Tất cả bệnh nhân đƣợc đo thông khí phổi bằng máy đo thông khí phổi Pony FX của Nhật Bản tại khoa Thăm dò chức năng - Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn.

* Thời điểm đo thông khí phổi:

Các bệnh nhân đƣợc đo thông khí phổi khi đã điều trị ổn định đợt bùng phát để chẩn đoán xác định và phân loại giai đoạn BPTNMT.

* Quy trình đo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chuẩn bị bệnh nhân: bệnh nhân đƣợc nghỉ ngơi 15 - 30 phút trƣớc khi đo. Đo cách xa bữa ăn, quần áo đƣợc nới lỏng, đo ở tƣ thế ngồi, không hút thuốc lá, uống rƣợu, cà phê… trƣớc khi đo.

- Ghi họ tên, tuổi, giới, chiều cao, cân nặng của bệnh nhân vào phiếu trên máy đo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

chỉ tiêu.

+ Đo dung tích sống thở mạnh (FVC): bệnh nhân hít vào và thở ra bình thƣờng khoảng 3 chu kỳ hô hấp sau đó hít vào từ từ, thật gắng sức, sau đó thở ra nhanh mạnh, liên tục hết sức. Nghỉ 2 - 3 phút rồi đo lại. Đo 3 lần và cho kết quả ở bản ghi đúng kỹ thuật và có kết quả cho giá trị cao nhất.

+ Đo dung tích sống thở chậm (VC): bệnh nhân hít thở bình thƣờng khoảng 3 chu kỳ sau đó hít vào tối đa rồi thở ra từ từ và cố hết sức, làm lại 2 lần nữa đúng kỹ thuật, lấy kết quả cao nhất.

Các chỉ tiêu khác máy tự động tính toán theo chỉ số FVC, lƣu trữ tự động

và chọn kết quả cao nhất trên màn hình để in ra giấy.

Hình 2.1. Máy đo chức năng hô hấp

2.4.5. Test phục hồi phế quản với Salbutamol

Tất cả các bệnh nhân đƣợc làm test phục hồi phế quản với Salbutamol sau ĐBP để chẩn đoán xác định và phân loại giai đoạn BPTNMT.

Đo FEV1, sau đó phun họng bằng Salbutamol liều lƣợng 200mcg, sau 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

thì test phục hồi phế quản (+), nếu FEV1 lần 2 tăng so với lần 1< 12% hoặc < 200ml thì test phục hồi phế quản (-).

. Đo lường các chỉ số CLCS - SK bằng CAT

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng bản dịch tiếng việt của thang đo CAT đã đƣợc thử nghiệm trên bệnh nhân BPTNMT ở Châu Âu và Châu Mỹ. Bộ câu hỏi đã đƣợc Hội đồng chuyên môn dịch và đƣợc cho phép sử dụng nghiên cứu (phụ lục 2).

- Bộ câu hỏi CAT sẽ đƣợc áp dụng cho bệnh nhân BPTNMT điều trị tại Khoa Nội và khoa Cấp cứu bằng cách phỏng vấn các đối tƣợng nghiên cứu bằng chính bộ câu hỏi này.

- Học viên hƣớng dẫn đối tƣợng nghiên cứu điền trực tiếp hoặc phỏng vấn rồi điền thông tin vào bộ câu hỏi đã soạn sẵn.

- Xác định điểm của từng tiêu chí theo bộ câu hỏi CAT lúc vào viện và sau điều trị đợt bùng phát.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại bệnh viện đa khoa bắc kạn (Trang 42 - 46)