Kết quả thay đổi triệu chứng lâm sàng sau điều trị

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại bệnh viện đa khoa bắc kạn (Trang 76 - 78)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.3.1.1. Triệu chứng toàn thân

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.15 cho thấy:

Sau điều trị các triệu chứng thay đổi rõ rệt, không còn bệnh nhân nào sốt, điều này hoàn toàn phù hợp với diễn biễn của bệnh và các sách y văn đã viết. Dấu hiệu tím môi còn gặp 4/55 bệnh nhân chiếm 7,3% vì bệnh nhân bị bệnh ở giai đoạn III của bệnh, mặc dù đã điều trị hết ĐBP, bệnh nhân hết sốt, hết nhiễm trùng nhƣng vẫn còn tím môi thƣờng xuyên. Có 2/55 bệnh nhân chiếm 3,6% bệnh nhân còn phù 2 chân, có thể bệnh nhân có suy tim kèm theo hoặc phù do thiểu dƣỡng vì bệnh nhân BPTNMT thƣờng gầy sút cân, suy kiệt do ăn uống kém hoặc phù do biến chứng tâm phế mạn của BPTNMT.

4.3.1.2. Triệu chứng cơ năng

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.16 cho thấy:

Sau điều trị không gặp bệnh nhân nào đau ngực, ho khạc đờm gặp 21/55 bệnh nhân chiếm 38,2%, chủ yếu bệnh nhân còn khạc đờm trong. Khó thở gặp 19/55 bệnh nhân chiếm 34,5%, các bệnh nhân chỉ còn khó thở nhẹ.

Ho khạc đờm và khó thở là các triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân BPTNMT. Sự thay đổi các triệu chứng này sau điều trị trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với cơ chế bệnh sinh và quá trình diễn biến của BPTNMT cũng nhƣ phù hợp với các y văn đã nêu.

4.3.1.3. Triệu chứng thực thể

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.17 cho thấy:

Sau điều trị, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy dấu hiệu RRFN giảm và dấu hiệu lồng ngực hình thùng không thay đổi so với trƣớc điều trị, kết quả này cũng hợp lý bởi RRFN giảm và lồng ngực hình thùng là do bệnh nhân đã có khí phế thũng nên điều trị không thể cải thiện tình trạng khí phế thũng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài ra, không gặp bệnh nhân nào co kéo cơ hô hấp, các ran ở phổi có sự thay đổi rõ rệt: ran rít, ran ngáy còn gặp 3/55 (5,5%) và ran ẩm, ran nổ còn gặp 10/55 (18,2%). Điều này phù hợp với diễn biến của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

4.3.1.4. Thay đổi giá trị trung bình tần số mạch, nhịp thở và huyết áp sau điều trị.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.18 cho thấy trƣớc điều trị đa số bệnh nhân có tần số mạch, nhịp thở đều tăng, huyết áp tối đa và tối thiểu vẫn trong giới hạn bình thƣờng. Sau điều trị, giá trị trung bình huyết áp tối đa và tối thiểu không thay đổi, nhƣng giá trị trung bình của tần số mạch, nhịp thở đều giảm rõ rệt.

Tóm lại vấn đề điều trị giai đoạn bùng phát cho bệnh nhân BPTNMT là rất quan trọng, tử vong thƣờng xảy ra trong giai đoạn này. Qua theo dõi 55 bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn chúng tôi nhận thấy các triệu chứng lâm sàng sau điều trị ĐBP có sự thay đổi rõ rệt. Kết quả này cũng tƣơng tự kết quả nghiên cứu của các tác giả Lƣơng Thị Kiều Diễm [5], Nguyễn Thị Thu Hà [8], Phạm Thị Thoa [21]. Các hƣớng dẫn điều trị BPTNMT hiện nay nhìn chung các tác giả đều thống nhất điều trị giai đoạn bùng phát của bệnh là rất quan trọng, bởi tỷ lệ tử vong, suy hô hấp đều diễn ra trong giai đoạn này. Tuy nhiên các nghiên cứu y học bằng chứng gần đây cho thấy bệnh này có thể phòng và kiểm soát đƣợc. Bệnh nhân BPTNMT đƣợc điều trị đúng có thể phòng đƣợc các đợt bùng phát và tăng cƣờng chất lƣợng sức khoẻ cuộc sống [42].

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại bệnh viện đa khoa bắc kạn (Trang 76 - 78)