Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu
- Tổng thể: 1319 học sinh của 3 khối lớp (10, 11 và lớp 12) và 95 giáo viên đang thực hiện công tác giảng dạy tại trường THPT Hùng Vương. Trong đó có tất cả 62 GV có tham gia vào cơng tác chủ nhiệm lớp qua các năm học.
- Chọn mẫu: Đề tài nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng và theo cụm.
+ Đối với GV: tác giả chọn tất cả 62 GV hiện đang tham gia thực hiện công tác chủ nhiệm lớp.
+ Đối với HS: Với tổng số 1319 học sinh của 3 khối lớp, ta có số liệu thống kê sự phân bố học sinh của từng khối lớp như sau:
STT Khối lớp Số học sinh
1 10 (13 lớp) 496
2 11 (11 lớp) 420
3 12 (10 lớp) 403
Với tổng số học sinh này để lựa chọn được mẫu nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy 95% có rất nhiều cơng thức tính dung lượng mẫu. Song áp dụng trong đề tài này tác giả dựa theo phần mềm khảo sát “The survey system”1 thì ta phải cần khảo sát 298 học sinh. Để tránh rủi ro khi gặp đối tượng khảo sát, và để đảm bảo dung lượng chính của mẫu, nghiên cứu cộng thêm vào mẫu chính bằng một mẫu phụ bằng khoảng 20- 25% mẫu chính; có nghĩa là ta cộng thêm khoảng 60-75 học sinh. Tổng cộng trong nghiên cứu này có tất cả 373 học sinh được khảo sát, trong đó khối lớp 10 có 130 học sinh (chọn từ 4 lớp trên tổng số 13 lớp của khối 10), khối lớp 11 có 125 học sinh (chọn từ 4 lớp trên tổng số 11 lớp của khối 11), khối 12 có 118 học sinh (chọn từ 4 lớp trên tổng số 10 lớp của khối 12).
Để quá trình phát và thu hồi bộ chỉ số và các phiếu điều tra khảo sát được kết quả cao tác giả đã trực tiếp đến tại trường gặp trực tiếp Ban giám hiệu, toàn thể giáo
57
viên và học sinh có tham gia vào nội dung khảo sát để xin phép và giải đáp mọi thắc mắc liên quan tới khảo sát.