Kết quả tài chính

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp ô tô (Trang 44 - 49)

II. Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoà

3. Kết quả đạt được và nguyên nhân

3.1. Kết quả tài chính

a. Sản lượng

Tính đến ngày 30/6/02, với tổng vốn đầu tư thực hiện 326,813 triệu USD ngành cơng nghiệp ơ tơ Việt Nam đã có được một năng lực sản xuất có thể nói là quá dồi dào để đáp ứng nhu cầu trong nước. Mười năm trước đây, công nghiệp ô tô Việt Nam mới chỉ dừng ở việc sửa chữa, bảo dưỡng, tân trang một số bộ phận nào đó hoặc chế tạo theo mẫu những chi tiết mau hỏng của ơ tơ thì ngày nay, hàng năm chúng ta có khả năng sản xuất ra 148.900 xe ơ tơ vượt mức cầu nội địa về sản phẩm.

Bảng 9: Tình hình khai thác cơng suất của 11 liên doanh lắp ráp và sản xuất ô tô năm 2000 và 2001

TT

Tên doanh nghiệp

Công suất thiết kế (xe/năm) Năm 2001 Năm 2000 Sản lượng sản xuất (xe) Tỷ lệ khai thác công suất (%) Sản lượng sản xuất (xe) Tỷ lệ khai thác công suất (%) 1 Công ty LD Toyota 20.000 5.586 27.93 1.600 23.00 2 Công ty LD Vindaco 10.000 456 4.56 779 7,79 3 Công ty LD Ford VN 26.000 1.862 7.16 1.195 4,60 4 Công ty LD VMC 20.000 1.748 8.74 2.222 11,11 5 Công ty LD Hino Motors VN 2.600 105 4.04 91 3,50 6 Công ty Vidamco- Daewoo 9.500 2.830 29.80 1.750 18,42 7 Công ty LD Suzuki 10.000 1.463 14.63 947 9,47 8 Công ty LD Isuzu 6.000 722 12.00 454 6,49 9 Công ty LD Mercedes 7.000 1.824 26.06 547 7,80 10 Công ty LD Mê Kông 20.000 836 4.18 414 2,07 11 Công ty LD VinaStar 17.800 1.560 8.76 958 5,40 Tổng 148.900 19.097 12.7 13.957 9,37

Năm 2000, một năm được đánh giá là thời điểm khởi sắc của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Sự thay đổi đột biến của cầu là do sự ra đời một số chính sách mới của Nhà nước, như Luật doanh nghiệp mới thơng thống hơn đã tạo điều kiện cho hàng nghìn doanh nghiệp mới ra đời, nhu cầu sắm xe ở các doanh nghiệp đóng góp một phần đáng kể vào sự gia tăng của tổng cầu về ô tô năm 2000 và 2001; hay, Bộ GTVT đã ra quyết định yêu cầu xe chở khách liên tỉnh nếu không đảm bảo tiêu chuẩn quy định đều bị cấm lưu thông. Theo số liệu điều tra sơ bộ, số xe liên tỉnh bị buộc phải thay mới theo quyết định này phải lên tới 20.000 – 30.000 xe.Do đó, tổng số xe các liên doanh bán ra tăng tới 109% so với năm 1999, dẫn đến các liên doanh đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh và sản lượng sản xuất năm 2000 cũng tăng vượt bậc so với các năm trước (tăng 33,4%). Tuy vậy, cơ hội khai thác công suất trong năm này của các liên doanh lắp ráp ô tô vẫn chỉ dừng ở một rất mức khiêm tốn: tỷ lệ khai thác cơng suất bình qn năm 2000 mới chỉ đạt 9,37%. Sở dĩ như vậy là do thị trường tiêu thụ ô tô ở Việt Nam cịn nhỏ, lại có nhiều nhà sản xuất nên thị phần của từng liên doanh là rất nhỏ, dẫn đến khả năng khai thác công suất bị hạn chế nhiều. Và, từ năm điển hình này chúng ta cũng có thể một phần đốn được tình hình vận hành kết quả đầu tư của các liên doanh này ở những năm trước là khó có thể khá hơn và cũng cho thấy khả năng tăng đầu tư mở rộng năng lực sản xuất của các liên doanh sản xuất ô tô trong thời gian tới là rất ít có triển vọng.

b. Doanh thu

Tính đến hết ngày 30/6/01, tổng số xe các liên doanh đã bán ra trên thị trường là 48.222 xe trong tổng số 50.480 xe đã được lắp ráp tại Việt Nam kể từ ngày cấp giấy phép đầu tư. Tổng doanh thu bán sản phẩm trong thời gian này là 1.141.700.396 USD và tổng lãi là -10.564.774 USD.

Năm 1996, 7 trên tổng số 8 liên doanh đi vào hoạt động đều bị thua lỗ. Duy nhất có liên doanh VMC là làm ăn có lãi, đạt 2.441.787 USD. Năm 1997, tình hình chưa có gì khả quan. Con số doanh nghiệp làm ăn có lãi vẫn chỉ là 1 nhưng tổng số liên doanh lỗ lại tăng lên 9 do có thêm 2 liên doanh mới đi vào hoạt động.

Thời kỳ 1998-99, đã có 3 doanh nghiệp làm ăn có lãi trong 2 năm liên tiếp : liên doanh TOYOTA, SUZUKI và LD ô tô VINASTAR với tổng lãi lần lượt là 7.600 triệu USD, 7.323 triệu USD và 1.222 triệu USD. Năm 2000, phần lớn các liên doanh làm ăn có lãi, với tổng lãi đạt 16.790.288 triệu USD và riêng 6 tháng đầu năm 2001 tổng lãi đạt 16.705.181 triệu USD bằng 99.49% tổng lãi của cả năm 2000. Đây là dấu hiệu tốt cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong thời gian tới.

Như vậy, nếu xem xét cả thời kỳ từ 1996 đến 30/6/2001 thì hiện nay mới chỉ có 3 trên tổng số 11 liên doanh làm ăn có hiệu quả: LD TOYOTA, VMC và SUZUKI bởi tổng lãi của cả thời kỳ là những con số dương: 18.695.000 USD; 1.462.578 USD và 11.093.000 USD. Các liên doanh còn lại phần lớn làm ăn khơng có lãi. Ngun nhân cơ bản của hiện trạng này là:

- Thứ nhất, do sức mua của thị trường trong những năm qua cịn yếu.

Trung bình trong 5 năm gần đây, cả nước chỉ tiêu thụ khoảng 20.000 xe nội địa/năm mà vốn đầu tư lớn, doanh thu khơng đủ bù đắp chi phí.

- Thứ hai, việc nhập khẩu ồ ạt xe ô tô cũ, đã qua sử dụng dưới 4 năm từ nước ngoài vào Việt Nam có giá thành rẻ hơn nhiều so với xe liên doanh đã làm giảm thị phần của xe liên doanh. Riêng ô tô nhập khẩu chiếm 3/4 thị phần cả nước.

- Thứ ba, giá xe ô tô sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam cao hơn nhiều so với giá xe khu vực và thế giới. Sở dĩ như vậy là do hầu hết các phụ tùng, linh kiện đều nhập ngoại. Thêm vào đó, do vừa mới đầu tư với số vốn lớn, tỷ lệ khầu hao cao trong khi công suất phát huy chỉ ở mức thấp (dưới 10%), sản

lượng tiêu thụ không đáng kể nên giá thành của các liên doanh cao hơn so với giá thành xe nhập khẩu. Đây cũng là trở ngại lớn cho sản phẩm ô tô lắp ráp tại Việt Nam xâm nhập thị trường quốc tế. ( Xem bảng 10 )

Bảng 10: Giá xe mới ở Việt Nam và ở Mỹ năm 1997-98

Đơn vị: USD

Hãng Kiểu Giá tại

Việt Nam Giá tại Mỹ

Giá Việt Nam so với Mỹ

(%)

TOYOTA Corolla 24.000 13.000 185

Daimler- Benz Mercedes- E- series 74.500 45.000 166 Marda 626 31.330 20.500 153 BMW 3- Series 49.000 35.000 140 BMW 5-Series 78.000 15.000 173 Trung bình 163

Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp ô tô (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)