Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp ô tô (Trang 68 - 71)

2.1 .Mục tiêu trước mắt

4. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô

4.1. Chiến lƣợc sản phẩm

Sản xuất 2 loại xe: loại xe phổ thông, xe chuyên dùng và loại xe cao cấp

a- Sản xuất các loại xe phổ thơng mà thị trường trong nước đang có nhu cầu lớn, các cường quốc ô tô và các liên doanh ơ tơ hiện có ở Việt Nam khơng làm hoặc hầu như khơng làm. Đó là các loại xe thương dụng nhỏ đơn giản, rẻ tiền, phù hợp với đường xá, với điều kiện sử dụng ở Việt Nam, với

sức mua cịn thấp của nơng dân Việt Nam và của kinh tế tư nhân sẽ phát triển nhanh trong giai đoạn đầu của thế kỷ 21. Loại xe phổ thông và loại xe chuyên dùng bao gồm các loại xe:

+ Xe tải nhỏ nông thôn. + Xe taxi phổ thông.

+ Xe chở khách nhỏ, liên huyện, liên xã. + Xe buýt đường dài liên tỉnh.

+ Các loại xe chuyên dùng: Xe chở xi măng, xe chở xăng, xe đông lạnh, xe chở rác, xe phục vụ ngành điện chiếu sáng, xe chở nước, phun nước rửa đường, xe quét đường phố,...

Các loại xe này số lượng không nhiều nhưng giá trị cao.

Chương trình “Xe nơng dụng” được đề ra chương trình hành động của ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2005 cũng thuộc loại xe phổ thông kể trên.

- Sản xuất các loại xe chuyên dùng, đặc chủng mà ta có thể cạnh tranh được với các cường quốc ơ tơ trên thế giới, vì sản lượng nhỏ, nguồn vốn đầu tư ít, giá xe Việt Nam sẽ thấp hơn so với giá xe các nước công nghiệp phát triển.

Loại xe phổ thông và xe chuyên dùng sẽ là sản phẩm chính của cơng nghiệp ô tô Việt Nam bên cạnh các loại xe cao cấp của 11 Liên doanh FDI sẵn có. TT Loại xe Tính năng sản phẩm Sản lượng chiếc/năm Ghi chú 1 Xe tải nhỏ nông thôn Sức chở 800 - 1000kg, đến 5 tấn Động cơ diezel hoặc xăng 30.000- 40.000 Dùng động cơ xăng nhập ngoại dần thay thế bằng động cơ diezel nội địa

2 Xe chở khách nhỏ, liên huyện, liên tỉnh. 8 - 25 chỗ ngồi động cơ diezel 5.000- 6.500 Dùng khung xe gầm bé và động cơ của xe tải nhỏ nông

3 Xe taxi phổ thông 3000- 4000 4 Xe buýt phổ thông loại- 35 chỗ ngồi 3000- 3500 Nhập ngoại khung xe động cơ, hệ truyền động, hệ tay lái 5 Các loại xe tải chuyên dụng 500- 700 Phần còn lại vỏ xe, ghế đệm do trong nước sản xuất 6 Các loại xe chun dụng phục vụ lợi ích cơng cộng 500- 600 Nhập ngoại phần khung xe động cơ, hệ truyền động, hệ tay lái và các cơ cấu bộ phận chuyên dùng

Các loại xe phổ thông này trước hết phục vụ thị trường nội địa sau đó là xuất khẩu sang các nước đang phát triển Nam Mỹ, Châu Phi, Trung Cận Đông và ASEAN. Công nghiệp ô tô Việt Nam bắt đầu từ các loại xe phổ thông và xe chuyên dùng này, dần tiến đến các loại xe cao cấp khi mức sống đã cao và thị trường nội địa đủ lớn.

b-Sản xuất các loại xe cao cấp:

Bao gồm các loại xe con cao cấp, sang trọng, tiện nghi. Các loại xe thương dụng cao cấp:

+ Xe tải các loại lớn nhỏ.

+ Xe buýt thành phố và xe buýt đường dài.

Dòng xe này sẽ do các liên doanh FDI sản xuất và lắp ráp theo nhu cầ của thị trường .

4.2. Về tổ chức sản xuất

a. Các loại xe cao cấp do các liên doanh FDI sản xuất. b. Các loại xe phổ thông

a - Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (Bộ Công nghiệp).

b - Các Tổng cơng ty cơ khí giao thơng (Bộ Giao thơng vận tải).

* Cụ thể là :

+ Tổng Công ty máy động lực và Máy nông nghiệp (Bộ Công nghiệp) chủ trì, phối hợp với các đơn vị khác phát triển việc sản xuất động cơ, hộp số, các hệ thống truyền động, hệ thống lái, phanh hãm, các bộ phận cơ cấu khác, sản xuất và lắp ráp các loại xe nông dụng, xe chở khách phổ thông, xe chuyên dụng các loại.

Tổng Công ty VEAM là nhà cung cấp chủ yếu các bộ phận, chi tiết, cơ cấu, cho công nghiệp ô tô phổ thông Việt Nam.

Các Tổng Cơng ty cơ khí giao thơng (Bộ GTVT) chủ trì sản xuất các loại xe bus từ 25 chỗ trở lên, các loại xe chuyên dùng, xe tải nhỏ.

Tỷ lệ nội địa hóa ban đầu của các loại xe phổ thông do 2 Tổng công ty trên sản xuất, khơng dưới 35%.

Để tránh tình trạng lắp ráp thương mại tràn lan các loại xe phổ thông từ nay đến 2006, ngồi các Tổng cơng ty trên, các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, muốn sản xuất và lắp ráp các loại xe phổ thơng khác cần có ý kiến thỏa thuận của Bộ Cơng nghiệp.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp ô tô (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)