Chính sách thuế

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp ô tô (Trang 76 - 77)

4.1 .Chính sách thị trường

4.3. Chính sách thuế

Chính sách thuế là một cơng cụ quan trọng nhất Nhà nước ta sử dụng để điều tiết hoạt động của ngành công nghiệp ô tô trong thời gian qua. Để phát triển sản xuất trong các liên doanh sản xuất và lắp ráp ô tô trong thời gian tới, chính sách thuế của Việt Nam cần phải cải tiến theo các hướng sau:

Một là, định mức thuế thấp cho các phụ tùng có tỷ lệ nội địa hố cao,

định, phụ tùng được sản xuất bằng công nghệ cao. Xem xét áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với các mặt hàng này sao cho hợp lý.

Hai là, bổ sung danh mục mặt hàng, mã thuế và mức thuế nhập khẩu

đối với vật tư nguyên liệu sử dụng cho sản xuất phụ tùng linh kiện sản xuất mà trong nước chưa sản xuất được.

Ba là, cùng với việc không nhập ô tô cũ, xe đã qua sử dụng, cần thực

hiện giảm thuế đối với các sản phẩm là ô tô thương mại và xe chuyên dụng được sản xuất, lắp ráp trong nước. Các loại xe du lịch, do giá thành còn cao và khơng phục vụ nhiều mục đích kinh doanh nên thị phần ở Việt Nam cịn thấp, có thể tăng thuế để hạn chế sản xuất. Qua đó, cân đối lại cung cầu từng loại sản phẩm ô tô.

Bốn là, năm 2006 là thời điểm Việt Nam phải thực hiện Chương trình

ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). Để các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam không bị bỡ ngỡ, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm đến từ nước ngồi và vẫn kinh doanh có hiệu quả, từ năm 2003, Tổng cục Hải quan nên thực hiện giảm dần mức thuế nhập khẩu đối với các chủng loại sản phẩm nhập nguyên chiếc từ nước ngoài mà Việt Nam chưa tiến hành sản xuất, nâng dần độ khó của thị trường, tạo tính độc lập, tự chủ cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp ô tô (Trang 76 - 77)