Phân định ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam với Indonesia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển năm 1982, thực tiễn phân định biển của một số quốc gia trên thế giới và lời giải cho vấn đề tranh chấp tại Biển Đông (Trang 86 - 90)

Chương 1 : NỘI DUNG PHÂN ĐỊNH BIỂN THEO UNCLOS 1982

2.4.3.Phân định ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam với Indonesia

2.4. Thực tiễn phân định biển giữa Việt Nam với một số quốc gia

2.4.3.Phân định ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam với Indonesia

2.4.3.1. Vị trí địa lý vùng thềm lục địa chồng lấn

Việt Nam và Indonesia có vùng biển và thềm lục địa chồng lấn nằm ở phía Đơng Nam Việt Nam và Tây Bắc đảo lớn Borneo của Indonesia. Trong khu vực này, đảo xa bờ nhất của Việt Nam là Côn Đảo, cách bờ biển khoảng 90 km. Indonesia là quốc gia quần đảo với hơn 17.000 hòn đảo lớn, nhỏ nằm rải rác trên

một vùng biển rộng lớn. Đảo xa bờ nhất của Indonesia trong khu vực đối diện với Việt Nam là đảo Natuna Bắc, cách đảo lớn Borneo của Indonesia khoảng 320 km về hướng Tây Bắc.

2.4.3.2. Quan điểm của các bên và quá trình đàm phán

Năm 1969, Indonesia ra tuyên bố về ranh giới thềm lục địa dựạ trên nguyên tắc không vượt quá đường trung tuyến cách đều đường cơ sở quần đảo của Indonesia và đường cơ sở của các quốc gia láng giềng. Năm 1971, Việt Nam cộng hòa đã vạch ranh giới đặc nhượng dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam, theo đó ranh giới biển giữa Việt Nam và Indonesia là đường cách đều bờ biển Việt Nam và bờ biển đảo Borneo của Indonesia. Theo tuyên bố năm 1977 thì Việt Nam xác định thềm lục địa là phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của Việt Nam ra đến bờ ngồi của rìa lục địa hoặc đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Ngày 12/11/1982, Chính phủ Việt Nam cơng bố hệ thống đường cơ sở của phần lãnh thổ lục địa Việt Nam, theo đó đảo Cơn Đảo được sử dụng làm một điểm cơ sở để vạch hệ thống đường cơ sở thẳng của Việt Nam.

Xuất phát từ sự khác nhau giữa các tuyên bố về ranh giới thềm lục địa của Indonesia năm 1969 và chính quyền Sài Gịn năm 1971 nên ngay từ năm 1972 hai bên đã tiến hành đàm phán phân định thềm lục địa. Trong đàm phán, Indonesia đưa ra yêu sách đường trung tuyến giữa hai đường cơ sở (Indonesia sử dụng đường cơ sở quần đảo), thực chất là khoảng cách giữa đảo Natuna Bắc của Indonesia và Cơn Đảo của Việt Nam (cịn gọi là trung tuyến đảo-đảo). Việt Nam cộng hòa đề nghị phân định theo đường trung tuyến giữa hai bờ biển Việt Nam và bờ biển đảo lớn Borneo Bắc (Calimantan) của Indonesia (gọi là trung tuyến bờ-bờ). Hai đường trung tuyến này tạo thành vùng chồng lấn rộng khoảng 40.000 km2. Hai bên không đạt được thỏa thuận nào. Tháng 6/1978, Việt Nam và Indonesia bắt đầu đàm phán về phân định thềm lục địa với Indonesia. Đàm phán phân định thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia là một quá trình dài xuất phát từ những yếu tố khách quan (Việt Nam là lãnh thổ lục địa, Indonesia là quốc gia quần đảo) lẫn chủ quan (lập luận và việc vận dụng luật biển quốc tế của hai bên). Bờ biển giữa Việt Nam và Indonesia cách nhau 250 hải lý, do đó trước kia khơng có vấn đề biên giới phải giải quyết. Đến nay, do sự phát triển của luật pháp quốc tế về biển, hai bên phải phân định vùng biển.

Quan điểm lúc đầu của Indonesia vẫn là trung tuyến đảo - đảo, quan điểm của Việt Nam theo định nghĩa về thềm lục địa là sự trải dài tự nhiên của lục địa do

đó ranh giới hai bên nên theo đường đáy lũng (thalweg), một rãnh ngầm ngăn cách hai thềm lục địa, từ đó tạo nên vùng tranh chấp rộng chừng 42.000km2. Sở dĩ Việt Nam không giữ quan điểm của trước đây vì Hội nghị luật biển lần thứ ba của Liên hợp quốc đã có chiều hướng chấp nhận quy chế quốc gia quần đảo của Indonesia.

Hai nước đã tiến hành 16 vòng đàm phán để phân định thềm lục địa, qua đó đã thu hẹp vùng chồng lấn xuống còn khoảng 4.500 km2. Qua 10 vòng họp cấp chuyên viên phân chia được 37.500 km2 trong đó Việt Nam được 14.000 km2. Tháng 10/1991, Thủ tướng Việt Nam thoả thuận với Tổng thống Indonesia phân chia 50/50 vùng còn lại khoảng 4.500 km2 nhưng trong đàm phán cấp chính phủ tháng 12/1991 Indonesia không thực hiện thoả thuận của lãnh đạo hai nước, viện cớ là hai bên quan niệm khác nhau về vùng cịn lại. Tháng 2/1993, Tổng thống Indonesia có ý kiến cho rằng trước đây Việt Nam và Indonesia đàm phán về phân định thềm lục địa trên cơ sở quan hệ chính trị mà khơng trên cơ sở pháp lý, đến nay trong khu vực với tình hình Trung Quốc có tham vọng về chủ quyền trên Biển Đơng khơng có cơ sở pháp lý, do đó Việt Nam và Indonesia cần giải quyết việc phân định trên cơ sở pháp lý mới có thể đấu tranh với Trung Quốc. Vì vậy đề nghị đàm phán lại từ đầu trên cơ sở pháp luật quốc tế.

Qua 5 vịng trao đổi khơng chính thức, hai bên vẫn chưa nhất trí tiến hành đàm phán lại. Tại vịng 5, Indonesia đưa ra một ý kiến mới là phân định vùng đặc quyền kinh tế trước vì họ cho rằng phân định vùng đặc quyền kinh tế khơng cần tính đến địa mạo của đáy biển. Trong thời gian đó, Indonesia đã nhiều lần ký kết hợp đồng về thăm dị, khai thác dầu khí theo đường phân định do họ đưa ra trong các vịng đàm phán và khẳng định rằng họ có quyền thăm dò, khai thác trên thềm lục địa của họ không vượt qua đường trung tuyến giữa Natuna Bắc và Côn Đảo. Thậm chí khu vực họ ký hợp đồng thăm dò, khai thác tháng 5/1997 còn vượt ra ngoài khu vực chồng lấn giữa hai nước, sang thềm lục địa Việt Nam giáp khu vực chồng lấn [15].

2.4.3.3. Nội dung của Hiệp định về phân định thềm lục địa

Ngày 29/5/2003, hai nước tiến hành trao đổi Văn kiện phê chuẩn Hiệp định giữa Việt Nam và Indonesia về phân định ranh giới thềm lục địa và Hiệp định có hiệu lực thi hành từ ngày 29/5/2007 [20]. Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa Việt Nam - Indonesia tạo thuận lợi cho hai nước thực hiện các quyền chủ quyền, quyền tài phán, quản lý và khai thác phần thềm lục địa của mình, góp phần tăng cường hơn nữa sự hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. Hiệp định là thành quả chung của hai bên thông qua đàm phán hữu nghị, căn cứ vào các nguyên tắc cơ bản của

luật pháp quốc tế và tập quán quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982. Hai bên khẳng định cam kết tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Hiệp định, góp phần vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, cũng như duy trì hồ bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên biển Đông.

Hiệp định này chỉ phân định ranh giới thềm lục địa, không ảnh hưởng đến bất kỳ hiệp định nào sẽ được ký trong tương lai về phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước. Đường ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia được xác định bằng các đoạn thẳng nối tuần tự các điểm có toạ độ như sau:

Điểm Vĩ độ Kinh độ 20 06o05‟48‟‟ Bắc 105o49‟12‟‟ Đông H 06o15‟00‟‟ Bắc 106o12‟00‟‟ Đông H1 06o15‟00‟‟ Bắc 106o19‟01‟‟ Đông A4 06o20‟59,88‟‟Bắc 106o39‟37,67‟‟ Đông X1 06o50‟15‟‟ Bắc 109o17‟13‟‟ Đơng

Hình 2.16: Bản đồ phân định ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia

Tiếp đó, đường ranh giới này sẽ nối thẳng đến điểm có toạ độ là: vĩ độ 06o18‟12‟‟ Bắc, kinh độ 109o38‟36‟‟ Đông (Điểm 25). Các đoạn thẳng và toạ độ của các điểm nêu tại khoản 1 điều này là các đường trắc địa và toạ độ địa lý được tính tốn trên hệ toạ độ trắc địa thế giới năm 1984 (WGS 84) và được thể hiện trên mảnh hải đồ số 3482, tỷ lệ 1:1.500.000 do Hải quân Hoàng gia Anh xuất bản năm 1997, là phụ lục được đính kèm Hiệp định này. Đường ranh giới được thể hiện trên hải đồ đính kèm

Hiệp định này chỉ nhằm mục đích minh hoạ.

Vị trí thực trên biển của các điểm và các đoạn thẳng nêu tại khoản 1, Điều 1 sẽ được xác định bằng các phương pháp do các cơ quan có thẩm quyền của các Bên ký kết thoả thuận. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam là Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan có thẩm quyền của Indonesia là Cục Thuỷ đạc và Hải dương học thuộc Hải quân Indonesia.

Vấn đề phân định vùng đặc quyền kinh tế, hai bên xác định Hiệp định phân

định thềm lục địa sẽ không ảnh hưởng đến bất kỳ hiệp định nào được ký trong tương lai giữa các bên ký kết về phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế.

Về bảo vệ môi trường biển, các bên ký kết sẽ tham khảo ý kiến của nhau nhằm

phối hợp chính sách của mình phù hợp với luật pháp quốc tế về bảo vệ môi trường biển.

Về các mỏ cắt ngang, trong trường hợp có một cấu tạo mỏ dầu hoặc khí tự nhiên, hoặc mỏ khoáng sản khác dưới đáy biển nằm vắt ngang đường ranh giới nêu tại khoản 1, Điều 1, các bên ký kết sẽ thông báo cho nhau mọi thông tin liên quan và thoả thuận về cách thức khai thác hữu hiệu nhất các cấu tạo hoặc mỏ nói trên và về việc phân chia cơng bằng lợi ích thu được từ việc khai thác đó.

Giải quyết tranh chấp, mọi tranh chấp giữa các bên ký kết nảy sinh trong việc giải thích hoặc thực hiện Hiệp định này sẽ được giải quyết một cách hồ bình thơng qua hiệp thương hoặc đàm phán.

Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia bao gồm những quy định có những nội dung tương tự như các quy định trong các hiệp định về phân định thềm lục địa của nhiều nước trên thế giới và những Hiệp định phân định mà Việt Nam đã ký với Thái Lan và Trung Quốc.Với Hiệp định này, Việt Nam đã khép kín được đường phân định thềm lục địa giữa hai nước, loại bỏ được khả năng mở rộng tranh chấp ra ngoài khu vực liên quan đến thềm lục địa hai bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển năm 1982, thực tiễn phân định biển của một số quốc gia trên thế giới và lời giải cho vấn đề tranh chấp tại Biển Đông (Trang 86 - 90)