Thỏa thuận hợp tác khai thác chung thềm lục địa chồng lấn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển năm 1982, thực tiễn phân định biển của một số quốc gia trên thế giới và lời giải cho vấn đề tranh chấp tại Biển Đông (Trang 96 - 99)

Chương 1 : NỘI DUNG PHÂN ĐỊNH BIỂN THEO UNCLOS 1982

2.4.5.Thỏa thuận hợp tác khai thác chung thềm lục địa chồng lấn Việt Nam

2.4. Thực tiễn phân định biển giữa Việt Nam với một số quốc gia

2.4.5.Thỏa thuận hợp tác khai thác chung thềm lục địa chồng lấn Việt Nam

Nam – Malaysia

2.4.5.1. Vị trí vùng thềm lục địa chồng lấn và những thỏa thuận đạt được

Giữa Việt Nam và Malaysia tồn tại một vùng chồng lấn thềm lục địa rộng khoảng 2.800 km2.Vùng này hình thành bởi đường ranh giới thềm lục địa do chính quyền Sài Gịn cơng bố năm 1971 và đường ranh giới thềm lục địa thể hiện trên hải đồ của Malaysia cơng bố năm 1979. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do chính quyền Sài Gịn có tính đến đảo Hịn Khoai, các đảo của cả hai bên, cịn Malaysia chỉ tính đến các đảo ven bờ của mình mà bỏ qua Hịn Khoai của Việt Nam (cách bờ 6,5 hải lý).

Đây là khu vực chồng lấn có diện tích khơng lớn nhưng có tiềm năng về dầu khí. Xuất phát từ nhu cầu khai thác dầu khí phục vụ phát triển của hai nước và thực tế là diện tích vùng chống lấn không lớn, ngày 05/6/1992, hai bên đã ký Bản thỏa thuận về hợp tác thăm dị khai thác chung vùng chồng lấn. Theo đó, hai bên chính thức xác nhận tọa độ khu vực chồng lấn theo đường ranh giới thềm lục địa do Tổng cục Dầu khí Việt Nam cơng bố năm 1977 (trùng với yêu sách thềm lục địa do chính quyền Sài Gịn cơng bố năm 1971) và đường ranh giới thềm lục địa thể hiện trên hải đồ của Malaysia công bố năm 1979.

Thỏa thuận hợp tác thăm dị, khai thác dầu khí trong vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia ký ngày 5/6/1992 [39] gồm những nội dung chính sau: Về vùng chồng lấn trên biển, Việt Nam và Malaysia tồn tại một vùng chồng lấn biển và

thềm lục địa rộng khoảng 2.800 km2. Do vùng chồng lấn có diện tích khơng rộng, tiềm năng dầu khí lớn, nên hai bên nhất trí trước khi đàm phán phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế, sớm thơng qua Thỏa thuận hợp tác thăm dị, khai thác dầu khí để phục vụ cho sự phát triển của mỗi nước. Về những quy định chung, hai bên thỏa thuận hợp tác thăm dị và khai thác dầu khí trong khu vực chồng lấn trên biển giữa hai nước, dựa trên những nguyên tắc chính sau: Phân chia đồng đều chi phí và lợi nhuận giữa hai bên; Các hoạt động thăm dị và khai thác dầu khí sẽ được Petronas (Malaysia) và Petrovietnam (Việt Nam) tiến hành trên cơ sở các dàn xếp thương mại

sau khi được chính phủ hai bên phê chuẩn; Thỏa thuận này không phương hại tới lập trường của mỗi bên đối với khu vực chồng lấn; Nếu mỏ dầu khí có một phần nằm vắt ngang sang khu vực chồng lấn và một phần nằm bên thềm lục địa của Malaysia hoặc Việt Nam, thì hai bên sẽ thỏa thuận để thăm dò, khai thác; Việc quản lý, giám sát các hoạt động dầu khí trong vùng chồng lấn do hai bên bàn bạc, thống nhất. Về thỏa thuận Thương mại, trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác thăm dị, khai thác dầu khí này, Petronas và Petrovietnam đã ký Thỏa thuận thương mại, theo đó Petrovietnam và Petronas có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau; đồng ý tiếp tục thu các khoản thuế quy định trong hợp đồng đã ký với các nhà thầu (do Malaysia đã ký từ năm 1989), bao gồm: thuế tài nguyên, thuế lợi tức, thuế xuất khẩu, khoản trả phụ. Trước đây, nhà thầu nộp cho Chính phủ Malaysia thì nay chia đều cho Việt Nam và Malaysia; Các khoản thu quy định trong hợp đồng gồm: chia lãi dầu, nộp quỹ nghiên cứu khoa học trước đây nộp cho Petronas thì nay chia đều cho Việt Nam và Malaysia. Các phần thu cho phía Việt Nam sẽ do Petronas chịu trách nhiệm giao đủ, phần này khơng bị Chính phủ Malaysia đánh thuế. Về cơ chế điều hành, hai bên thành lập Ủy

ban hỗn hợp ở cấp cao; Ủy ban điều phối và các tiểu ban luật pháp, kinh tế, thương mại, kỹ thuật...; Ủy ban điều phối thực hiện nhiệm vụ cụ thể do Ủy ban hỗn hợp phê chuẩn là: xác định phần đóng góp của các bên; giám sát hoạt động của nhà thầu; giải quyết việc cung ứng dịch vụ của hai nước...; các ủy ban hoạt động theo cơ chế đồng thuận. Nếu có bất đồng sẽ giải quyết từ thấp đến cao trên tinh thần hịa giải hữu nghị và cơng bằng; Petrovietnam và Petronas cùng nhau thực hiện kiểm toán đối với hoạt động của nhà thầu để xác định quyền lợi.

Sau 4 năm thực hiện Thỏa thuận thương mại, ngày 29/7/1997, những tấn dầu đầu tiên được khai thác từ vùng chồng lấn đã được xuất khẩu và lợi nhuận được chia đều cho hai bên theo đúng thỏa thuận. Đến nay, các giếng dầu trong vùng chồng lấn đang tiếp tục hoạt động có hiệu quả; khẳng định chủ trương hợp tác thăm dị, khai thác dầu khí ở khu vực chồng lấn giữa hai nước là hồn tồn đúng đắn, góp phần nâng tầm quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Malaysia, củng cố an ninh, ổn định cho khu vực và thế giới [35]. Ngoài ra, vùng khai thác chung giữa Thái Lan và Malaysia rộng 7.250km2 có khoảng 800 km2 có liên quan tới Việt Nam. Theo Hiệp định về phân ranh giới biển giữa Việt Nam và Thái Lan ký ngày 9/8/1997, Việt Nam và Thái Lan đã thoả thuận sẽ cùng Malaysia giải quyết vấn đề này qua đàm phán [41].

2.4.5.2. Hợp tác và đồng thuận trong vấn đề thềm lục địa

việc giải quyết vấn đề hai bên cùng tuyên bố chủ quyền một số khu vực lãnh hải trên biển Đông. Việt Nam và Malaysia đã liệt kê phần lớn những phần lãnh hải thuộc chủ quyền mỗi nước trong hồ sơ chung về thềm lục địa mở rộng đã được đệ trình lên Liên Hiệp Quốc ngày 6/5/2009. Việc nộp hồ sơ chung là kết quả của mối quan hệ song phương tốt đẹp giữa Việt Nam và Malaysia. Sau khi Việt Nam và Malaysia nộp hồ sơ chung lên Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối. Trong thời gian tới, Việt Nam và Malaysia tiếp tục bàn bạc, thỏa thuận về việc triển khai tuần tra chung trên biển, hợp tác về đánh bắt hải sản ở biển Đông và xây dựng các cơ chế phù hợp để xử lý vấn đề ngư dân Việt Nam vơ tình đi vào vùng biển Malaysia đánh bắt hải sản theo tinh thần nhân đạo, phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển năm 1982, thực tiễn phân định biển của một số quốc gia trên thế giới và lời giải cho vấn đề tranh chấp tại Biển Đông (Trang 96 - 99)