Lợi ích an ninh quan trọng của mỗi quốc gia phải được bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển năm 1982, thực tiễn phân định biển của một số quốc gia trên thế giới và lời giải cho vấn đề tranh chấp tại Biển Đông (Trang 36 - 38)

Chương 1 : NỘI DUNG PHÂN ĐỊNH BIỂN THEO UNCLOS 1982

1.5. Thực tiễn áp dụng một số nguyên tắc trong phân định biển

1.5.9 Lợi ích an ninh quan trọng của mỗi quốc gia phải được bảo vệ

Ngun tắc này đã được cơng nhận, ví dụ, trong trường hợp Jan Mayen, Tịa án từ chối khơng cho ranh giới hàng hải quá gần đảo Jan Mayen. Việc từ chối của Toà án khi áp dụng một giải pháp "tất cả hoặc không" trong bất kỳ trường hợp cần thiết phải bảo vệ các lợi ích an ninh quan trọng của mỗi quốc gia. Quyết định bất thường của ICJ ở tranh chấp biên giới hàng hải giữa El Salvador-Honduras, kết luận

rằng El Salvador, Honduras và Nicaragua không tổ chức phân chia lợi ích trong khu vực hàng hải hướng ra biển của đường đóng trên Vịnh Fonseca [81]. Với minh họa này cho thấy Tòa án thấy cần thiết phải bảo vệ lợi ích của tất cả các nước. Nguyên tắc này cũng đã ngày càng phổ biến đối với các nước để thiết lập các khu vực phát triển chung trong khu vực tranh chấp hàng hải [86].

Chương 2

THỰC TIỄN PHÂN ĐỊNH BIỂN

CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

Để nghiên cứu thực tiễn phân định biển của một số quốc gia trên thế giới, với khuôn khổ của một luận văn, học viên khơng có tham vọng tìm hiểu tất cả các trường hợp điển hình về phân định biển. Một số trường hợp phân định biển như các trường hợp thềm lục địa Biển Bắc, Trọng tài Anh-Pháp, Libya/Tuy-ni-di, Libya/Malta, Vịnh Maine, Guinea/Guinea-Bissau, Jan Mayen, Trọng tài St. Pierre và Miquelon.v.v. đã là thực tiễn, những án lệ quan trọng góp phần làm nền tảng cho việc giải quyết tranh chấp về ranh giới biển. Để phục vụ mục tiêu của luận văn, ngoài nền tảng về một số trường hợp điển hình nêu trên, học viên trước hết tập trung nghiên cứu về thực tiễn phân định biển của đại diện của một số châu lục như các trường hợp phân định biển giữa Mianmar và Banglades (Châu Á), Nicaragua và Colombia (Châu Mỹ), Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp (Châu Âu), phân định biển giữa Việt Nam với một số quốc gia trong khu vực để từ đó có góc nhìn tương đối tồn cảnh về phân định biển trên thế giới cũng như tại một số khu vực cụ thể. Đồng thời, qua đó tìm ra được một lời giải thích hợp cho vấn đề tranh chấp tại Biển Đông hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển năm 1982, thực tiễn phân định biển của một số quốc gia trên thế giới và lời giải cho vấn đề tranh chấp tại Biển Đông (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)