Vị trí, đặc điểm Vịnh Bengal

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển năm 1982, thực tiễn phân định biển của một số quốc gia trên thế giới và lời giải cho vấn đề tranh chấp tại Biển Đông (Trang 38 - 40)

Chương 1 : NỘI DUNG PHÂN ĐỊNH BIỂN THEO UNCLOS 1982

2.1. Thực tiễn phân định biển của Bangladesh và Myanmar

2.1.1. Vị trí, đặc điểm Vịnh Bengal

Vịnh Bengal là một vịnh lớn nhất thế giới, chiếm một diện tích 2.172.000 km², khởi tạo từ phần đông bắc của Ấn Độ Dương. Vịnh Bengal nằm ở trung tâm khu vực từ Trung Đông đến biển Philippine. Đất liền khu vực phía nam Trung Quốc ở phía bắc, và các cảng biển lớn của Bangladesh và Ấn Độ. Vịnh Bengal là vịnh chiến lược đặc biệt quan trọng đối với Ấn Độ vì là một phần mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Sự hiện diện của các đảo ngoại biên, cụ thể là quần đảo Andaman và Nicobar đảo và quan trọng nhất là một số cảng lớn như Kolkata, Chennai, Vizag, và Tuticorin dọc theo bờ biển với vịnh Bengal [114]. Một số cảng lớn nhất trên thế giới - Chittagong ở Bangladesh và Chennai ở Ấn Độ cũng nằm trong vịnh. Mongla, Kolkata và Yangon, thành phố lớn và thủ đô cũ của Myanmar, cũng là cảng quan trọng trên vịnh. Các cảng khác trên vịnh của Ấn Độ bao gồm: Kakinada, Pondicherry, Paradip và Visakhapatnam.

Hình 2.1: Vịnh Bengal

Bangladesh nằm ở góc đơng bắc của vịnh Bengal và có một bờ biển thực sự lõm rõ rệt. Do đó, Bangladesh có nguy cơ bị chia cắt các khu vực hàng hải bởi các nước láng giềng là Ấn Độ và Myanmar. Năm 2011, Bangladesh đã tìm thấy một trữ lượng khí đốt lên tới 1.000 tỷ mét khối chưa được thăm dò trước đây tại mỏ Rashidpur. Một cuộc thăm dò địa chấn ba chiều cho thấy có khả năng cịn một trữ lượng khí lên tới 2.400 tỷ mét khối nữa tại mỏ này. Mỏ Rashidpur nằm cách thủ đơ Dhaka 150 km về phía Đơng Bắc. Tháng 6/2011, Bangladesh đã ký một thỏa thuận với hãng năng lượng ConocoPhillips (Mỹ) để thăm dị khí đốt tại hai lơ ở ngồi khơi tại vùng lãnh hải tranh chấp trên vịnh Bengal bất chấp sự phản đối của các bên liên quan và nguy cơ gây ra căng thẳng trong khu vực.

Cuối năm 2010, Myanmar xác định trữ lượng khí đốt ở mức 334,14 tỉ m3, chiếm 0,2% trữ lượng tồn thế giới. Trong khi đó, Cơ quan Thơng tin Năng lượng Mỹ, năm 2010, liệt Myanmar vào vị trí thứ 37 thế giới về trữ lượng khí đốt tự nhiên với 283,2 tỉ m3. Tuy nhiên, theo Myanmar, tiềm năng khí đốt tự nhiên của Myanmar còn triển vọng hơn nhiều với trữ lượng ước tính đạt 637,1 tỉ m3. Bên cạnh đó, cũng theo Myanmar, trữ lượng dầu mỏ chứng minh của Myanmar ở trên bờ là 104 triệu thùng và ngoài bờ là 35 triệu thùng, trữ lượng dầu mỏ hồi phục thậm chí cịn có thể lên tới hơn 200 triệu thùng. Ngoài ra, với sản lượng khai thác 19.600 thùng dầu thơ

và gần 42 nghìn m3 khí mỗi ngày, Myanmar đứng thứ 75 về sản lượng khai thác dầu thô và 36 về sản lượng khai thác khí đốt tồn cầu trong năm 2010. Căn cứ vào những con số này, có thể thấy Myanmar khơng phải là nước giàu có tài ngun dầu khí nhưng sức hấp dẫn thì khơng thể phủ nhận. Thực tế, nhiều năm bị phương Tây cấm vận khiến cơng tác thăm dị đánh giá trữ lượng dầu khí của Myanmar vẫn cịn hạn chế, đồng nghĩa với việc vẫn cịn có những phát hiện dầu khí mới chưa tìm ra.

Bảy khu vực của Bangladesh đã hoàn toàn hoặc một phần được cấp phép bởi Myanmar và các cơng ty tìm kiếm thăm dị dầu quốc tế. Trong tháng 11/2008, một căng thẳng phát sinh giữa Bangladesh và Myanmar khi có sự thăm dị dầu khí của Tập đồn quốc tế Daewoo (Hàn Quốc) ở ngoài khơi Khối AD-7, chồng lấn lên một phần của khối nước sâu của Bangladesh DS-08-13. Wood Mackenzie cho rằng Tổng cơng ty dầu khí quốc gia Trung Quốc đã được trao Block AD-8 của Myanmar bao phủ Bangladesh là ngoài khơi biển sâu khối DS-08-18 và một phần của DS-08- 17 và DS-08-13 [120].

Bangladesh bắt đầu các cuộc đàm phán biên giới trên biển với Ấn Độ và Myanmar trong những năm 1970, nhưng vào năm 2009 đã xuất hiện những nguy cơ cho thấy rằng những cuộc đàm phán đã khơng có khả năng dẫn đến thỏa thuận về biên giới trên biển trong tương lai gần. Tranh chấp về quyền thăm dị, khai thác dầu mỏ và khí đốt đã gây ra nhiều căng thẳng trong ngoại giao giữa Myanmar và Ấn Độ với Bangladesh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển năm 1982, thực tiễn phân định biển của một số quốc gia trên thế giới và lời giải cho vấn đề tranh chấp tại Biển Đông (Trang 38 - 40)