- Như Điều 3; Ban Giám hiệu;
1. Khái niệm, đặc điểm của quyết định cá biệt
1.1. Khái niệm
Quyết định cá biệt là văn bản mang tính áp dụng pháp luật, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định nhằm giải quyết các vụ việc cụ thể hoặc các quy phạm nội bộ.
Thông thường quyết định hành chính cá biệt được sử dụng trong những trường hợp sau đây:
- Quyết định ban hành các chế độ chính sách trong cơ quan, tổ chức như: chế độ công tác, nội quy, quy chế hoạt động….;
- Quyết định về công tác nhân sự như quyết định tiếp nhận, tăng lương, kỷ luật, cho thôi việc, bổ nhiệm, điều động cán bộ - nhân viên;
- Quyết định về công tác tổ chức bộ máy như: quyết định thành lập cơ quan, đơn vị; quyết định giải thể, sát nhập cơ quan, đơn vị …(2)
1.2. Đặc điểm của quyết định cá biệt
Thứ nhất, quyết định cá biệt thuộc loại văn bản áp dụng pháp luật, do
những cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp dụng pháp luật ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
Thứ hai, quyết định cá biệt đưa ra quy tắc xử sự riêng, cá biệt, một lần đối
với cá nhân, tổ chức cụ thể trong những trường hợp xác định.
Thứ ba, có tính hợp pháp và phù hợp với thực tế, phù hợp với pháp luật và
dựa trên những quy phạm pháp luật cụ thể. Nếu khơng có sự phù hợp nêu trên thì quyết định cá biệt sẽ bị đình chỉ hoặc hủy bỏ; cịn nếu khơng phù hợp với thực tế sẽ khó được thi hành hoặc thi hành kém hiệu quả.
Thứ tư, được thể hiện trong những hình thức pháp lý xác định như: chỉ thị
cá biệt…
Thứ năm, là một yếu tố của sự kiện pháp lý phức tạp mà thiếu nó nhiều
quy phạm pháp luật cụ thể khơng thể thực hiện được. Nó ln mang tính chất bổ sung trong trường hợp khi có các yếu tố khác của sự kiện pháp lý phức tạp.
Thứ sáu, có tính đơn phương và tính bắt buộc thi hành ngay. Hai tính chất
này là đặc tính cơ bản của văn bản hành chính cá biệt.