Nội dung của hợp đồng

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật soạn thảo văn bản (Trang 73 - 74)

- Như Điều 3; Ban Giám hiệu;

6. Kỹ thuật soạn thảo hợp đồng

6.2. Nội dung của hợp đồng

6.2.1. Nội dung của văn bản hợp đồng dân sự (7 nội dung chính):

- Đối tượng (tài sản, cơng việc, dịch vụ). - Số lượng, chất lượng.

- Giá cả, phương thức thanh toán.

- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện HĐ. - Quyền và nghĩa vụ các bên.

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. - Giải quyết tranh chấp.

6.2.2. Nội dung của văn bản hợp đồng thương mại

Điều khoản chủ yếu

Điều khoản bắt buộc có để hình thành nên nội dung hợp đồng cụ thể, được các bên quan tâm thoả thuận trước tiên, nếu thiếu một trong những điều khoản chủ yếu này thì hợp đồng kinh tế thương mại khơng có giá trị.

Thường bao gồm các điều sau: Tên các trao đổi, số lượng các trao đổi, chất lượng các trao đổi, giá cả các trao đổi, thanh toán giữa các bên, chuyển giao giữa các bên, trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng, các chế tài điều tiết. Ngồi ra cịn các điều khoản khác như: lắp đặt, chạy thử, bảo hành, mã ký hiệu hàng hóa và vận chuyển.

Tên hàng hóa, dịch vụ; số lượng; qui cách, chất lượng; giá cả, phương thức thanh toán; địa điểm, thời gian giao hàng, thực hiện dịch vụ; trách nhiệm về vi phạm, các trường hợp miễn giảm trách nhiệm; giải quyết tranh chấp.

Nội dung của hợp đồng hoàn toàn do các bên thoả thuận và quyết định cho phù hợp với những điều kiện hồn cảnh, loại hàng hố, dịch vụ cụ thể; tuy nhiên, những thoả thuận đó phải khơng vi phạm các điều cấm của pháp luật. Hợp đồng bằng văn bản là một hình thức ký kết hợp đồng quan trọng, thậm chí bắt buộc trong hoạt động thương mại như: hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, hợp đồng mua bán nhà. So với hình thức bằng lời nói “lời nói gió bay” thì hình thức văn bản “giấy trắng mực đen” góp phần hạn chế việc các bên “trở mặt” trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nhưng ngược lại nếu không chú trọng việc soạn thảo hợp đồng thì lại “bút sa gà chết” hoặc tự “mua dây buộc mình”. Để có một văn bản hợp đồng rõ ràng, chặt chẽ, dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hiện, đảm bảo được quyền lợi cho các bên, hạn chế tranh chấp và giảm thiểu rủ ro trong thương mại. Đòi hỏi các bên phải thận trọng, hiểu biết pháp luật và có kỹ năng, kinh nghiệm thực tế trong việc soạn thảo, đàm phán ký kết hợp đồng thương mại.

6.2.3. Nội dung của văn bản hợp đồng lao động:

- Thời hạn và công việc hợp đồng. - Chế độ làm việc.

- Chế độ lương và các loại trợ cấp:

- Quyền và nghĩa vụ của người lao động .

- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động. - Điều khỏa thi hành.

Chú ý soạn thảo cơ chế giải quyết tranh chấp, xác định sử dụng luật và cơ quan nào giải quyết. Khi người lao động gây thiệt hại cho bên thứ ba, Cơng ty phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thứ ba, người lao động có trách nhiệm hồn trả tiền này cho Công ty căn cứ vào cam kết của các bên trong hợp đồng.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật soạn thảo văn bản (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)