GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật soạn thảo văn bản (Trang 79 - 80)

- Như Điều 3; Ban Giám hiệu;

GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH

THỰC HÀNH

CHƯƠNG 1.

Câu hỏi 1. Trình bày vai trị của văn bản trong đời sống xã hội.

- Thu thập thông tin, đảm bảo thơng tin chính xác cho hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.

- Phương tiện truyền đạt các quyết định quản lý.

- Phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo và quản lý.

- Phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội. - Thước đo sự phát triển của xã hội.

Câu hỏi 2. Giải thích các chức năng của văn bản.

Văn bản quản lý nhà nước có năm chức năng chính, trong đó chức năng pháp lý và quản lý là đặc trưng nhất.

- Chức năng pháp lý

Bất kỳ văn bản nào ra đời cũng dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật để áp dụng vào thực tế đời sống xã hội nhằm điều chỉnh những quan hệ đang tồn tại hoặc mới phát sinh. Do vậy, văn bản là cơng cụ thể hiện sự chi phối mang tính

quyền lực Nhà nước trong hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính.

Đây là căn cứ pháp lý thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm giữa các chủ thể tham gia quan hệ xã hội khi tiến hành thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

- Chức năng quản lý

Tất cả các bước trong quy trình quản lý từ khi ra quyết định đến tổ chức

thực hiện, kiểm tra và giám sát đều cần đến văn bản.

Chức năng quản lý của văn bản thể hiện ở chỗ Hợp thức hoá các hoạt

động của cơ quan trên cơ sở ban hành những văn bản một cách kịp thời

nhằm chấn chỉnh và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau khi đã có đầy đủ thơng tin về tình hình thực tế.

- Chức năng thơng tin

Chức năng thông tin của văn bản thể hiện qua 3 nội dung sau: thu thập

thông tin, ghi lại và truyền đạt thông tin cần thiết, kiểm tra & đánh giá độ chính xác của thơng tin trong hoạt động quản lý, điều hành và giao dịch của các cơ

quan.

Đây là chức năng tổng quát và quan trọng nhất của văn bản nói chung. Ngày nay, có rất nhiều phương tiện hiện đại giúp cho việc truyền đạt thơng tin một cách nhanh chóng nhưng vẫn phải có văn bản kèm theo để làm chứng cứ gốc như chữ ký của người có thẩm quyền, con dấu cơ quan…

- Chức năng văn hóa

Văn bản là sản phẩm sáng tạo của con người nên thể hiện đặc trưng của nếp sống văn hóa từng địa phương và ghi chép lại nét văn hóa ấy qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.

Bài tập thảo luận 1. Chứng minh chức năng pháp lý của văn bản được

thể hiện trong cuộc sống.

Người học vận dụng kiến thức lý thuyết để chứng minh chức năng pháp lý của văn bản được thể hiện trong cuộc sống và trình bày trước tập thể lớp sản phẩm của mình. Nhà giáo theo dõi, góp ý, chỉnh sửa hồn thiện.

- Chức năng pháp lý làm căn cứ cho các hoạt động quản lý, đồng thời là sợi dây ràng buộc trách nhiệm của cơ quan nhà nước về các vấn đề xã hội mà các cơ quan nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý các lĩnh vực đấy.

- Chức năng pháp lý là cơ sở pháp lý để công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật soạn thảo văn bản (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)