Cấu trúc của quyết định cá biệt

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật soạn thảo văn bản (Trang 46 - 49)

- Như Điều 3; Ban Giám hiệu;

3. Cấu trúc của quyết định cá biệt

3.1. Phần mở đầu

Bắt đầu bằng việc nêu tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh của thủ trưởng cơ quan, tổ chức ban hành quyết định (trình bày canh giữa bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng đậm).

Tiếp theo, trình bày lần lượt các căn cứ ban hành quyết định. Trong phần này, cần nêu các căn cứ pháp lý là các văn bản pháp luật đang còn hiệu lực (vào thời điểm ban hành) và căn cứ cơ sở thực tiễn để ban hành quyết định.

Căn cứ pháp lý gồm có 2 nhóm:

- Căn cứ pháp lý về thẩm quyền ban hành: Viện dẫn văn bản pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. Căn cứ pháp lý cho nội dung của văn bản: viện dẫn các văn bản pháp luật quy định điều chỉnh trực tiếp đến nội dung quyết định. Thường dẫn theo thứ tự từ cao đến thấp về tính chất pháp lý của loại hình văn bản, cịn đối với văn bản có tính chất pháp lý ngang nhau thì xếp theo thứ tự thời gian.

- Căn cứ thực tiễn: Để ban hành một quyết định phải dựa trên cơ sở thực tiễn. Căn cứ thực tế nhằm khẳng định việc ban hành quyết định xuất phát từ yêu cầu thực tế và phù hợp với thực tế. Điều này cũng có nghĩa là đảm bảo cho văn bản có tính khả thi. Căn cứ này gồm:

+ Các thông tin phản ánh về thực tế (nhu cầu, yêu cầu công tác, năng lực cán bộ…) hoặc được phản ánh trong các văn bản như: biên bản, kế hoạch, tờ trình, đơn đề nghị …

+ Căn cứ vào đề nghị, đề xuất của đơn vị, cá nhân có thẩm quyền tham mưu, giúp việc và phụ trách về vấn đề văn bản đề cập.

3.2. Phần nội dung chính

Trong quyết định cá biệt nội dung được trình bày theo cách: nội dung quy

định có tầm quan trọng, khái qt thì trình bày trước; nội dung các quy định trong quyết định được trình bày thành các điều. Nếu nội dung của quyết định trực tiếp có nội dung phức tạp thì có thể chia thành các khoản, điểm nằm trong các điều. Còn đối với quyết định gián tiếp thì nội dung của các văn bản kèm theo (Quy định, Quy chế…) được chia thành các chương, điều, khoản, điểm. Quyết định thường có từ 2-3 điều, nhiều nhất không quá 5 điều. Trong đó:

Điều 1 quy định thẳng vào nội dung điều chỉnh chính của quyết định (là nội dung đó được phản ánh trong trích yếu nội dung quyết định nhưng cần ghi chi tiết, cụ thể hơn).

Điều 2 và các Điều tiếp theo quy định các hệ quả pháp lý nảy sinh liên quan đến nội dung điều chỉnh chính của quyết định.

Điều khoản cuối cùng: Điều khoản thi hành. Có các trường hợp: Quy định về hiệu lực văn bản: quyết định có thể có hiệu lực kể từ ngày ký hay muộn hơn (một con số cụ thể ghi trong văn bản). Trường hợp cần thiết có thể quy định hiệu lực sớm hơn so với ngày ban hành (hiệu lực trở về trước) nhưng phải đảm bảo hai nguyên tắc: thứ nhất, không quy định trách nhiệm pháp lý đối với hành vi mà vào thời điểm xảy ra hành vi đó luật pháp khơng quy định trách nhiệm pháp lý; thứ hai, không quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn. Quy định về xử lý văn bản: bãi bỏ văn bản trước có nội dung mâu thuẫn với quyết định (nếu có).

Ngồi ra, cần lưu ý về thời gian có hiệu lực của quyết định: nếu quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký thì khơng nhất thiết phải ghi vào quyết định (vì nếu khơng quy định ngày có hiệu lực khác, quyết định cá biệt đương nhiên có hiệu lực kể từ ngày ký). Nhưng nếu quyết định có hiệu lực muộn hơn hoặc sớm hơn ngày ban hành thì cần phải ghi vào quyết định thành một điều riêng trước điều cuối của quyết định hoặc kết hợp với Điều 1. Thời gian có hiệu lực là căn cứ pháp lý để tính tiền lương, phụ cấp trách nhiệm của cán bộ, công chức, ngày,

tháng, năm cơ quan bắt đầu hoạt động, vấn đề sự việc bắt đầu có hiệu lực thi hành…

Có thể thấy, trong phần nội dung chính của một quyết định, có 2 điều mang tính chất “cứng” mà quyết định nào cũng phải có. Đó là Điều 1 (quyết định về vấn đề sự việc gì, quyết định như thế nào?) và Điều cuối (trách nhiệm thi hành quyết định). Cịn các điều khác thì căn cứ vấn đề cần quy định để thể hiện3.

Quy định về đối tượng thi hành: Nêu đầy đủ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành các quy định của văn bản (các đối tượng chịu trách nhiệm thực hiện chính, các đối tượng có trách nhiệm phối hợp thực hiện)(3).

3.3. Phần kết của quyết định cá biệt

Ký và ghi rõ họ tên, kèm đóng dấu của người ra quyết định cá biệt. Nơi nhận.

Cấu trúc cụ thể của quyết định cá biệt

- Phần mở đầu

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ đặt ở phần đầu trang quyết định chiếm 2/3 trang giấy lệch về phía góc trái trang giấy viết hoa in đậm;

+ Tên cơ quan và số quyết định đặt góc trái trang giấy ngang với quốc hiệu tiêu ngữ, chiếm 1/3 trang, trình bày chữ in đậm viết hoa tên cơ quan;

+ Tên của quyết định + Phần căn cứ:

Phần căn cứ pháp lý: căn cứ pháp lý về thẩm quyền ban hành văn bản, căn cứ pháp lý về nội dung của văn bản.

Căn cứ thực tiễn (tình hình thực tế) - Phần nội dung chính

Điều 1: Nội dung chính của quyết định;

Điều 2: Hệ quả pháp lý phát sinh liên quan đến nội dung của quyết định điều chỉnh;

Quy định về xử lý văn bản bị bãi bỏ nếu trước đó có nội dung khơng đồng nhất hoặc mâu thuẫn với nhau

Đối tượng áp dụng thi hành. - Phần kết của quyết định

+ Ký và ghi rõ họ tên, kèm đóng dấu của người ra quyết định cá biệt; + Nơi nhận.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật soạn thảo văn bản (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)