- Như Điều 3; Ban Giám hiệu;
1. Kỹ thuật soạn thảo công văn
1.1. Khái niệm, đặc điểm của công văn
1.1.1. Khái niệm
Cơng văn hành chính là khái niệm vừa dùng để chỉ bao quát tất cả các văn bản do cơ quan hành chính ban hành, vừa dùng để chỉ một số công văn cụ thể khơng có tên gọi riêng. Vì khơng có tên gọi riêng nên chúng được gọi chung là cơng văn. Đó là tên gọi chung các văn bản của cơ quan công quyền Nhà nước, kể cả các tổ chức xã hội ban hành để giải quyết các công việc liên quan đền quyền lợi chung(4).
Công văn hành chính là các văn bản giao dịch chính thức giữa các cơ quan như mời họp, đề xuất hoặc trả lời các yêu cầu chất vấn, hoặc kiến nghị;
đôn đốc, nhắc nhở thi hành những cơng việc đã có quyết định, có kế hoạch…
1.1.2. Đặc điểm của công văn
Chủ thể ban hành công văn là cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp để thực thi nhiệm vụ nhằm giải quyết các vấn đề theo trách nhiệm và chức năng được giao;
Cơng văn hành chính cũng phải tuân thủ các quy định về thể thức, về nội dung do nhà nước quy định;
Cơng văn hành chính phải thể hiện đặc trưng của phong cách hành chính cơng vụ, nghĩa là phải thể hiện tính khách quan, trang trọng, uy nghiêm nhưng cũng lịch sự, lễ độ. Trong mỗi trường hợp phải vận dụng linh hoạt cho thích hợp với nội dung của từng công văn;
Công văn cần viết ngắn gọn, rõ ràng. Mỗi công văn thường chỉ nêu một vấn đề để tạo điều kiện cho việc nghiên cứu giải quyết.
Cơng văn là tiếng nói chung của cơ quan chứ không phải của riêng cá nhân nào, dù là Thủ trưởng. Vì vậy, nội dung chỉ nói đến cơng vụ, ngơn ngữ chuẩn xác, nghiêm túc, có sức thuyết phục cao, không dùng ngôn ngữ mang màu sắc cá nhân, hoặc trao đổi những việc mang tính riêng trong cơng văn.