Nội dung của quyết định cá biệt

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật soạn thảo văn bản (Trang 45 - 46)

- Như Điều 3; Ban Giám hiệu;

2. Nội dung của quyết định cá biệt

Các cơ quan, tổ chức đều có quyền ban hành quyết định cá biệt - văn bản có tính chất mệnh lệnh, bắt buộc đối với đối tượng quản lý phải thi hành. Đây là một loại quyết định quản lý mà các cơ quan, tổ chức thường xuyên sử dụng trong hoạt động của mình. Để có hiệu lực pháp lý, quyết định cá biệt cần phải đạt các yêu cầu về soạn thảo văn bản nói chung, như: yêu cầu về thẩm quyền, yêu cầu về hình thức, yêu cầu về nội dung, yêu cầu về bố cục, yêu cầu về ngôn ngữ, yêu cầu về thể thức, yêu cầu về quy trình soạn thảo và ban hành. Nếu như các căn cứ ban hành quyết định bảo đảm cho văn bản có tính hợp pháp và hợp lý thì phần nội dung chính của quyết định là phần quan trọng nhất của quyết định cá biệt, trong đó chứa những mệnh lệnh mà chủ thể quản lý xác lập cho đối tượng phải thực hiện.

Qua khảo sát thực tế các quyết định của một số cơ quan ở trung ương và địa phương cho thấy, do có nhiều cách hiểu khác nhau nên cách trình bày các

điều của quyết định cá biệt, đặc biệt là điều cuối (về trách nhiệm thi hành chưa có sự thống nhất về thứ tự của các đối tượng phải thi hành) làm cho các đối tượng phải thi hành văn bản chưa hiểu rõ mức độ trách nhiệm của mình. Do vậy, hiểu rõ về cách trình bày phần nội dung của quyết định cá biệt là điều quan trọng đối với mỗi cá nhân, tổ chức khi soạn thảo và ban hành văn bản.

Như vậy, khi soạn thảo các quyết định, cần phải bảo đảm đạt được các yêu cầu về soạn thảo văn bản. Trong đó, phần nội dung là phần quan trọng nhất nên cần được trình bày chuẩn xác, đặc biệt là điều về trách nhiệm thi hành quyết định. Điều này, có ý nghĩa quan trọng giúp các đối tượng hiểu rõ mệnh lệnh trong văn bản, có căn cứ để thi hành trong thực tế, từ đó giúp các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền kiểm tra văn bản được thuận lợi.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật soạn thảo văn bản (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)