Đối với các trường Đại học có đào tạo chuyên ngành kế toán – kiểm toán

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực trong các công ty kiểm toán độc lập tại hải phòng (Trang 92)

Các trường đại học có đào tạo chuyên ngành kế toán – kiểm toán là nơi mà những kiểm toán viên tương lai bước đầu tiếp cận với nền tảng tri thức, những kiến thức cơ bản nhất và làm quen những khái niệm, nghiệp vụ kế toán – kiểm toán để sau khi ra trường có thể sử dụng những kiến thức đã học được áp dụng vào thực tế công việc, do đó nhà trường có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực kiểm toán chất lượng cao.

Cần xây dựng các trường trọng điểm đào tạo kế toán, kiểm toán sớm thành lập đại học kế toán và kiểm toán và tách riêng chuyên ngành kiểm toán khỏi kế toán hoặc khoa quản trị kinh doanh ở các trường đại học, cao đẳng.

Ngành kế toán - kiểm toán là một trong những ngành hiện nay đứng đầu về số lượng sinh viên đăng ký học, do đó ngay từ khi tuyển sinh đầu vào nhà trường phải có kế hoạch tuyển chọn phù hợp với nhu cầu, chất lượng đầu vào cao và số

lượng hợp lý. Xác định rõ mục tiêu đào tạo là đào tạo chuyên môn kiểm toán trên cả hai phương diện khoa học kiểm toán và hành nghề kiểm toán.

Về kết cấu chương trình học: Các giáo trình giảng dạy ngành kế toán – kiểm toán cần xây dựng một chương trình đào tạo phù hợp và có tình lô gic từ số lượng môn, tính kế tiếp giữa các môn. Có sự tiếp cận nhiều hơn với chương trình đào tạo của các trường đại học ở các nước tiến tiến và chương trình đào tạo của các tổ chức đào tạo kiểm toán chuyên nghiệp như ACCA, CPA Austrlia để điều chỉnh giảm bớt những môn học không thực sự cần thiết để tăng thời lượng cho những môn học cần thiết cho phát triển nghề nghiệp lâu dài nhất là các môn học cơ sở ngành, các môn học liên quan và các môn chuyên ngành.

Quá trình đào tạo phải đảm bảo gắn kết giữa lý thuyết với thực tế để sinh viên khi ra trường có thể đảm nhận một số công việc và có thể giảm thiểu thời gian công sức đào tạo lại. Dành những khoảng thời gian nhất định cho giáo viên tham gia thực tế để phục vụ cho việc giảng dạy được thuyết phục và phong phú hơn. Có sự trao đổi về chương trình giảng dạy giữa nhà trường và các công ty kiểm toán trong các nội dung chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng làm việc.

Về nội dung chương trình, xây dựng theo từng lĩnh vực hoạt động kế toán của đất nước, hệ thống giáo trình, tài liệu cũng có sự thay đổi theo hướng tiếp cận nhiều hơn với các giáo trình, tài liệu đang sử dụng tại các trường đại học tiên tiến trên thế giới xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo mang tính liên thông với các tổ chức đào tạo nghề nghiệp (ACCA, CPA Australia, VACPA,...). Khuyến khích và tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên tham gia các diễn đàn sinh hoạt khoa học và chuyên môn của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam để các tổ chức nghề nghiệp có thể dành sự quan tâm và hợp tác nhiều hơn với các trường đại học trong quá trình đào tạo sinh viên kiểm toán tạo ra sự thống nhất trong chương trình đào tạo giữa các trường với nội dung đào tạo nghề nghiệp nâng cao của Hội. Trong giảng dạy phải chú ý đưa vào những vấn đề thực tiễn đang diễn ra, nhất là luật pháp và các chính sách, chế độ hiện hành để sinh viên nắm bắt và nghiên cứu sâu như những bài tập tình huống, từ đó hình thành các chủ đề thảo luận, các đề tài

nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Các vấn đề liên quan đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với người làm nghề kế toán, kiểm toán ngày càng có vai trò quan trọng quyết định đến sản phẩm thông tin kế toán, kiểm toán. Do đó, cần phải đưa những nội dung này vào chương trình đào tạo cho các sinh viên ngành kiểm toán.

Các vấn đề liên quan đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với người làm nghề kế toán, kiểm toán ngày càng có vai trò quan trọng quyết định đến sản phẩm thông tin kế toán, kiểm toán. Do đó, cần đưa những quy định này vào chương trình đào tạo, giáo dục ngay từ khi sinh viên đang ngồi trong ghế nhà trường là vấn đề cấp thiết hiện nay

Đội ngũ giảng viên kế toán - kiểm toán phải tự tham khảo thêm các tài liệu nước ngoài để thiết kế bài giảng sát thực và sinh động hơn. Điều này đặt ra một tiêu chí tuyển dụng giảng viên kế toán-kiểm toán thời kỳ mới là phải thành thạo tiếng Anh, hay tối thiểu phải đọc được và tham khảo được nguồn tài liệu nước ngoài. Việc thiết kế chương trình đào tạo kế toán-kiểm toán bậc đại học nên theo hướng tích hợp với các chương trình dự thi lấy chứng chỉ hành nghề CPA Việt nam và cao hơn nữa là chứng chỉ ACCA, CPA Úc,…

Cần phải phát huy vai trò của hội tổ chức nghề nghiệp trong công tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực cho kiểm toán tại các trường đại học, tham gia giảng dạy cho các lớp chuyên ngành kiểm toán. Đồng thời tạo điều kiện để các sinh viên ngành kế toán – kiểm toán tham gia các buổi thảo luận, các buổi sinh hoạt nhằm góp ý kiến vào việc xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực kiểm toán sau khi tốt nghiệp; tham gia viết bài chuyên môn trên giác độ thực tế hoạt động kiểm toán; tham gia báo cáo thực tế kiểm toán cũng như trả lời và cung cấp thông tin cập nhật về hoạt động nghề nghiệp cho sinh viên.

Xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho ngành kiểm toán để từ đó xây dựng chuẩn đầu ra cho từng học phần và lấy đó làm căn cứ xây dựng đề thi, kiểm tra theo chuẩn đầu ra đã công bố. Trong quá trình xây dựng chuẩn đầu ra của ngành đào tạo cần lấy ý kiến rộng rãi của các nhà tuyển dụng, các chuyên gia tại các công ty kiểm toán thực tế. Trong chuẩn đầu ra này không chỉ đòi hỏi sinh viên tốt nghiệp phải đạt

được các chuẩn về kiến thức chuyên môn, lý luận còn phải đạt được các chuẩn về kỹ năng thực hành, kỹ năng mềm và khả năng ngoại ngữ tương đương với mức điểm chuẩn của một chứng chỉ quốc tế (như TOEIC 450).

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực trong các công ty kiểm toán độc lập tại hải phòng (Trang 92)