Phân loại kiểm toán

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực trong các công ty kiểm toán độc lập tại hải phòng (Trang 26)

tiêu thức cơ bản được áp dụng là:

1.2.2.1 Phân loại kiểm toán theo chức năng

Theo chức năng hay theo đối tượng kiểm toán thì kiểm toán gồm: Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ.

a) Kiểm toán báo cáo tài chính

Đối tượng của loại kiểm toán này là các báo cáo tài chính. Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Các báo cáo tài chính của đơn vị kinh tế gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh ( báo cáo tình hình hình sử dụng kinh phí - đối với đơn vị có sử dụng kinh phí), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các bản ghi chú, thuyết minh báo cáo tài chính hoặc bất cứ loại báo cáo tài chính nào được lập trên cơ sở các nguyên tắc và chuẩn mực được chấp nhận.

b) Kiểm toán hoạt động

Kiểm toán hoạt động là đánh giá mức độ hiệu lực tính hiệu quả trong hoạt động của một bộ phận hay toàn đơn vị. Đối tượng của kiểm toán hoạt động nói chung là các thông tin kinh tế về hiệu quả của quá trình hoặc thời kỳ hoạt động, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Như đánh giá hiệu quả của phương án kinh doanh, một quy trình công nghệ hay có thể là tính hữu hiệu của việc tổ chức lưu chuyển chứng từ trong đơn vị đến việc đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu, kế hoạch đề ra của chương trình, dự án… .Vì vậy kiểm toán hoạt động thường vượt quá phạm vị các công tác kế toán, tài chính mà liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Kết thúc quá trình kiểm toán, kiểm toán viên báo cáo cho người quản lý về kết quả kiểm toán và những ý kiến chủ quan về biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng hoạt động.

c) Kiểm toán tuân thủ

Kiểm toán tuân thủ là việc xem xét tính tuân thủ các thủ tục, nguyên tắc , các quy định pháp lý của nhà nước, của cơ quan có thẩm quyền hoặc những nội quy tự đề ra của đơn vị. Các nội dung về kiểm toán tuân thủ có thể gồm các lĩnh vực như

kiểm toán về tính tuân thủ các luật thuế; chế độ chính sách tiền lương; kiểm toán việc thực thi theo các thủ tục đã thoả thuận…. Kiểm toán viên không chịu trách nhiệm ngăn ngừa những hành vi vi phạm mà chỉ tiến hành việc xem xét việc thực hiện những quy định pháp lý của đơn vị, đồng thời đề xuất những giải pháp, xử lý khi phát hiện các hành vi vi phạm luật định.

1.2.2.2 Phân loại kiểm toán theo chủ thể kiểm toán

Căn cứ theo chủ thể kiểm toán có kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ.

a) Kiểm toán độc lập

Kiểm toán độc lập là loại kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên thuộc các công ty, các văn phòng kiểm toán chuyên nghiệp. Kiểm toán độc lập là hoạt động dịch vụ tư vấn được pháp luật thừa nhận và quản lý chặt chẽ. Quan hệ giữa các chủ thể kiểm toán (kiểm toán viên/tổ chức kiểm toán và đơn vị kinh tế được kiểm toán) là quan hệ mua bán dịch vụ, đơn vị kinh tế được kiểm toán trả phí dịch vụ cho các kiểm toán viên theo thoả thuận trong hợp đồng kiểm toán. Các kiểm toán viên độc lập là những người hội đủ các tiêu chuẩn theo chuẩn mực kiểm toán và các quy định pháp lý về hành nghề kiểm toán.

Kiểm toán độc lập chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính, thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán. Ngoài ra, tuỳ từng thời kỳ kinh tế và yêu cầu cụ thể của khách hàng, kiểm toán viên độc lập còn thực hiện các dịch vụ khác như kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và đặc biệt là kiểm toán các quyết toán giá trị công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, xác định giá trị vốn góp.

Hoạt động kiểm toán độc lập là hoạt động kiểm toán rất phổ biến ở các nước có nền kinh tế phát triển, vì thế hoạt động kiểm toán nói chung thường được coi là hoạt động kiểm toán độc lập. Trong hoạt động kiểm toán độc lập thì kiểm toán báo cáo tài chính là chủ yếu, theo đó đề cập về kiểm toán độc lập tức là kiểm toán độc lập báo cáo tài chính.

b) Kiểm toán Nhà nước

Nếu kiểm toán độc lập là hoạt động dịch vụ và thu phí thì kiểm toán nhà nước lại là công việc kiểm toán do cơ quan kiểm toán nhà nước tiến hành theo luật

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực trong các công ty kiểm toán độc lập tại hải phòng (Trang 26)