Quan điểm cơ bản phát triển nguồn nhân lực trong các công ty kiểm toán độc

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực trong các công ty kiểm toán độc lập tại hải phòng (Trang 80)

3.1 Quan điểm cơ bản, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực trong các công ty kiểm toán độc lập tại Hải Phòng công ty kiểm toán độc lập tại Hải Phòng

3.1.1 Quan điểm cơ bản phát triển nguồn nhân lực trong các công ty kiểm toán độc lập tại Hải Phòng độc lập tại Hải Phòng

Phát triển nguồn nhân lực kiểm toán là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển ngành kiểm toán. Phát triển nguồn nhân lực kiểm toán phải đảm bảo chất lượng, chuyển dịch nhanh về cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao, tăng cường năng lực kiểm toán.

Phát triển nguồn nhân lực kiểm toán phải gắn kết chặt chẽ với quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đổi mới giáo dục đại học. Đổi mới cơ bản và toàn diện đào tạo nhân lực kiểm toán theo hướng hội nhập và đạt trình độ quốc tế, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành kiểm toán phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Có kế hoạch đào tạo đội ngũ các nhà quản lý các công ty kiểm toán, đội ngũ kiểm toán viên và các nhân viên chuyên nghiệp trong ngành. Đối với các nhà quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán cần phải thay đổi tư duy quản lý, phải được đào tạo lại, cần phải thường xuyên học tập kinh nghiệm quản lý của quốc tế về hoạt động kiểm toán độc lập, đồng thời phải cập nhật kiến thức về những thay đổi của hoạt động kiểm toán độc lập trên thế giới. Đối với các nhà quản lý công ty kiểm toán, trước hết phải trang bị kiến thức về quản lý doanh nghiệp, kiến thức chuyên môn thông qua các chương trình đào tạo trong và ngoài nước, từ đó, giúp họ có thể trang bị tốt về tư duy chiến lược phát triển cho công ty của mình. Đối với các kiểm toán viên và nhân viên chuyên nghiệp cần phải được trang bị kiến thức làm việc theo nhóm, nâng cao năng lực chuyên môn. Mặt khác, đội ngũ kiểm toán viên trong

ngành rất yếu về ngoại ngữ nên đã làm hạn chế trong việc khai thác khách hàng là các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, bằng mọi cách, cần phải nâng cao khả năng ngoại ngữ cho nhân viên.

Phát triển nguồn nhân lực ngành kiểm toán độc lập tại Hải Phòng là những kiểm toán viên có đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, độc lập, khách quan. Nguồn nhân lực ngành kiểm toán có chất lượng cao, toàn diện, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng; hợp lý về năng lực và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp. Có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng về kế toán và hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, về chế độ chính sách tài chính, kế toán và luật pháp, có kỹ năng, kinh nghiệm về kiểm toán đủ sức cạnh tranh và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

Nâng cao chất lượng đào tạo kiểm toán viên; đa dạng hoá các loại hình đào tạo; thực hiện đào tạo nguồn nhân lực ngành kiểm toán kết hợp giữa các công ty kiểm toán độc lập với các trường Đại học của Thành phố tạo cơ hội tiếp cận với thực tế và môi trường nghề nghiệp cho các kiểm toán viên tương lai.

Kiểm toán viên phải có nghĩa vụ duy trì kỹ năng, trình độ nghiệp vụ trong suốt quá trình hành nghề, luôn cập nhật các thông tin về chính sánh kế toán, tài chính liên quan đến lĩnh vực kiểm toán. Về mặt pháp lý các kiểm toán viên chỉ được hành nghề khi đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và ở Việt nam là Bộ Tài chính sau khi đã trúng tuyển kỳ thi cấp quốc gia về cấp chứng chỉ kiểm toán viên.

Bên cạnh việc nâng cao kỹ năng chuyên môn thì vấn đề tư chất, đạo đức của kiểm toán viên cũng cần phải được quan tâm.

+ Kiểm toán viên phải luôn duy trì được tính độc lập, khách quan khi tiến hành công việc cũng như khi xem xét, đánh giá các bằng chứng kiểm toán làm cơ sở để đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính.

+ Kiểm toán viên phải là có lương tâm nghề nghiệp, luôn làm việc với sự thận trọng cao nhất với tinh thần làm việc chuyên cần. Trong quá trình kiểm toán phải đảm bảo thằng thắn trung thực và có chính kiến rõ ràng. Đồng thời kiểm toán viên phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến thiên vị.

+ Kiểm toán viên phải thường xuyên rèn luyện tính cẩn thận một cách thoả đáng tất cả các kỹ năng và sự siêng năng cần thiết khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Mọi sự bất cẩn đều có thể dẫn đến những rủi ro kiểm toán, theo đó gây ảnh hưởng đến các đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán và trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên.

+ Kiểm toán viên phải tôn trọng bí mật của những thông tin thu thập được trong quá trình kiểm toán, không được tiết lộ bất kỳ một thông tin kinh tế nào liên quan đến khách hàng cho người thứ ba khi chưa được phép của người có thẩm quyền trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình.

+ Kiểm toán viên phải tôn trọng pháp luật. Tính tôn trọng pháp luật thể hiện trách nhiệm của kiểm toán viên đối với các đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên phải chấp hành đúng các chế độ, thể lệ, nguyên tắc và luật pháp của Nhà nước và những nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán được thừa nhận. Ý kiến nhận xét của kiểm toán viên có giá trị pháp lý và các kiểm toán viên chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhận xét đánh giá của mình.

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực trong các công ty kiểm toán độc lập tại hải phòng (Trang 80)