Thực trạng phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực trong các công ty kiểm toán độc lập tại hải phòng (Trang 58)

Nhìn chung các công ty kiểm toán độc lập tại Hải Phòng đều tập trung vào việc tiến hành các hoạt động nhằm kiểm soát chất lượng kiểm toán ngày một hiệu quả hơn, công tác tuyển dụng và đào tạo kiểm toán viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ của công ty.

* Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực ngành kiểm toán

Về hình thức thông báo tuyển dụng: Các công ty, chi nhánh của của các công ty kiểm toán độc lập tại Hải Phòng thực hiện đăng thông báo tuyển dụng trên các báo, trang web công ty và các trang web thông tin điện tử của thành phố.

Về nội dung thi tuyển: Khi tuyển dụng nhân sự các công ty kiểm toán đều đặt ra những yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp như: có trình độ phân tích tốt về kinh tế, tài chính, kế toán và kiểm toán; giỏi về ngoại ngữ, độc lập, chính trực, khách quan…. Mỗi công ty đều có qui chế về thi tuyển và thực hiện tuyển dụng nhân viên qua nhiều bước chủ yếu mỗi đợt thi tuyển dụng của các công ty kiểm toán độc lập tại Hải Phòng gồm 3 vòng, vòng 1 là vòng sơ loại thi viết

nghiệp vụ với các nội dung thi về kế toán, kiểm toán đại cương, phân tích tài chính doanh nghiệp,…vòng này nhiều công ty tổ chức thi cùng bài viết của môn ngoại ngữ là tiếng Anh, vòng 2 thi viết nghiệp vụ với các yêu cầu về nghiệp vụ cao hơn và bài thi về trình độ tin học, một số công ty còn tiến hành phỏng thi vấn nghiệp vụ để kiểm tra trình độ chuyên môn, vòng 3 vòng cuối cùng thường là Ban giám đốc công ty phỏng vấn ứng viên để từ đó đưa ra những quyết định trong việc tuyển dụng...

Thực tế qua phỏng vấn kiểm toán viên của các công ty kiểm toán độc lập tại Hải Phòng cho thấy số lượng kiểm toán viên được tuyển dụng mới trong năm của công ty phụ thuộc nhiều vào lượng kiểm toán viên đã nghỉ năm trước của công ty đó. Các công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện của các công ty kiểm toán độc lập tại Hải Phòng hiện không có sự biến đổi nhiều về số lượng nhân viên qua các năm. Việc tuyển dụng nhân viên mới chủ yếu là nhằm duy trì lượng nhân viên cũ đã nghỉ của năm trước, kiểm toán viên được tuyển thêm chủ yếu là các sinh viên mới ra trường vì các sinh viên này vừa học xong chương trình kế toán, kiểm toán tại các trường đại học, sinh viên mới tốt nghiệp là những người ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến và lĩnh hội nhanh công việc được giao; sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm; yếu tố sức khỏe, chấp nhận đi xa cũng như dễ hòa nhập với những ràng buộc chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ. Rất ít các công ty tuyển dụng nhân viên là những kế toán đã có nhiều năm kinh nghiệm một phần vì những người đã làm kế toán thường chỉ làm việc với số ít các phần hành đồng thời lại làm việc trong một hoặc một vài môi trường kinh doanh nhất định mà nghề kiểm toán lại yêu cầu kiểm toán viên phải luôn làm việc với áp lực cao, am hiểu tất cả các phần hành kế toán - kiểm toán và có sự hiểu biết về tất cả các loại hình doanh nghiệp cũng như các hoạt động kinh doanh đặc thù của khách hàng. việc đào tạo những người này thành kiểm toán viên chuyên nghiệp khó hơn nhiều so với các sinh viên mới ra trường. Do đó ngoài việc chủ yếu tuyển dụng những tân sinh viên thuộc các chuyên ngành kế toán kiểm toán thì các công ty kiểm toán độc lập tại Hải Phòng thường tuyển những người có kinh nghiệm kiểm toán hoặc đã có chứng chỉ CPA.

* Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng kiểm toán viên

Đây là hoạt động rất quan trọng của các công ty kiểm toán. Trên thực tế do có sự khác biệt về đầu tư, kinh nghiệm nên giữa các công ty kiểm toán độc lập tại Hải Phòng hoạt động này còn rất khác nhau. Kiểm toán viên độc lập hiện nay được đào tạo theo các hướng cơ bản đó là đào tạo hàn lâm, đào tạo nghề nghiệp và đào tạo hỗn hợp giữa hai hướng trên.

Đối với hình thức đào tạo hàn lâm

Đa số hiện nay các nhân viên kiểm toán làm việc tại các công ty kiểm toán độc lập tại Hải Phòng tốt nghiệp chuyên ngành kế toán - kiểm toán, tuy nhiên cũng có một số ít kiểm toán viên tốt nghiệp chuyên ngành khác nhưng có học về nghiệp vụ kế toán.

Theo số liệu điều tra sơ cấp đối với 46 kiểm toán viên đã thu thập được thì 95.65% kiểm toán viên này được tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành kế toán – kiểm toán nhưng trong số đó tới 68,18% kiểm toán viên nói rằng, mặc dù những kiến thức có được trong quá trình học tại trường đại học giúp ích cho họ rất nhiều trong quá trình làm việc nhưng cũng có rất nhiều sự khác biệt giữa những kiến thức này với quá trình làm việc thực tế của mình, đặc biệt.

Đối với những kiểm toán viên không học ngành kế toán – kiểm toán nhưng làm việc trong lĩnh vực kiểm toán cũng đã chỉ ra những khó khăn vướng mắc của mình trong quá trình làm việc như khả năng thích ứng của họ với công việc chậm hơn so với các kiểm toán viên khác do chưa nắm chắc được các nguyên lý kế toán cũng như kiến thức cơ bản, nghiệp vụ hạch toán kế toán của họ chưa vững.

Đối với hình thức đào tạo nghiệp vụ

Ngoài việc tuyển dụng các nhân viên kiểm toán thì việc đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho họ cũng là một yêu cầu không thể thiếu, tuy nhiên thực tế cho thấy trên tổng số 46 kiểm toán viên hiện đang làm việc trong các công ty, chi nhánh công ty kiểm toán độc lập tại Hải Phòng được hỏi thì chỉ có 20 người tương đương với 43,48% trong số đó là đã từng tham gia học ít nhất 1 lớp nghiệp vụ kế toán, kiểm toán, thuế, tài chính,…phần lớn trong số đó (14/20 người) mới chỉ học 1 đến 2 lớp

nghiệp vụ còn lại 56,52% là các kiểm toán viên chưa từng học qua lớp nghiệp vụ nào. Số liệu điều tra chi tiết về các lớp đào tạo nghiệp vụ này như sau:

Bảng 2.6: Bảng tổng hợp đánh giá nội dung và những vấn đề khó khăn của kiểm toán viên khi tham gia các lớp nghiệp vụ

Lớp nghiệp vụ Số KTV học Nội dung học phù hợp Vấn đề khó khăn Không Thời gian Khoảng cách Chi phí Khác Ngoại ngữ 6 4 2 - - 2 4 Chứng chỉ kế toán trưởng 8 6 2 6 5 2 - Chứng chỉ hành nghề thuế 16 16 - 16 16 13 - Chứng chỉ CPA 16 14 2 16 16 14 -

Chứng chỉ kiểm toán quốc tế 4 3 1 4 4 4 - Nghiệp vụ khác liên quan 4 2 2 2 4 2 -

Cộng 45 9 44 45 37 4

Trong đó:

Số KTV 2 12 2 - 2 2

Số lớp nghiệp vụ đã học 1 2 3 4 5 6

Cộng 2 24 6 0 10 12

Nguồn: Số liệu theo phiếu điều tra thực tế

Như vậy không kể đến các khóa học ngoại ngữ thì nội dung của các khóa học nghiệp vụ chuyên ngành này đều phù hợp với yêu cầu thực tiễn từ thực tế của kiểm toán viên, tuy nhiên đa số đều cho rằng hiện tại để tham gia được các lớp học bổ sung nâng cao nghiệp vụ này thì họ đều gặp các khó khăn về thời gian, khoảng cách và chi phí.

Bảng 2.7: Bảng tổng hợp đánh giá mức độ phát triển kỹ năng nghiệp vụ của kiểm toán viên sau khi tham gia các lớp nghiệp vụ

Lớp nghiệp vụ

Mức độ phát triển kỹ năng nghiệp vụ sau khóa học Cao Trung bình Thấp Ngoại ngữ - 3 3 Chứng chỉ kế toán trưởng - 2 4 Chứng chỉ hành nghề thuế - 5 11 Chứng chỉ CPA - 7 8

Chứng chỉ kiểm toán quốc tế 2 1 1

Nghiệp vụ khác liên quan - 2 2

Cộng 2 20 29 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Số liệu theo phiếu điều tra thực tế

Trong đó nội dung kỹ năng phát triển nghiệp vụ sau khóa học là:

Tiếng Anh Nâng cao khả năng giao tiếp, sử dụng tiếng Anh trong thực hiện kiểm toán

Chứng chỉ kế toán trưởng

Trang bị, cập nhật và hệ thống hóa những kiến thức cơ bản, nâng cao chuyên sâu quản lý kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán nhằm nâng cao năng lực quản lý kinh tế tài chính, tổ chức công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán và chỉ đạo thực hiện công việc kế toán

Chứng chỉ hành nghề thuế

Cập nhật được các văn bản mới về các chính sách thuế. Giải quyết được các tình huống và các vướng mắc của khách hàng

Chứng chỉ CPA

Bổ sung được kĩ năng phân tích tài chính doanh nghiệp và nắm bắt được các quy định của pháp luật về luật doanh nghiệp, hợp đồng thương mại, luật thương mại,… Có hiểu biết sâu hơn về các chỉ số tài chính và mở rộng được các nhìn nhận, tiếp cận vấn đề khi thực hiện kiểm toán Chứng chỉ

kiểm toán quốc tế

Phát triển kỹ năng phân tích tài chính, kiểm toán, đánh giá sơ bộ báo cáo tài chính và đánh giá rủi ro trước kiểm toán đối với các phần hành theo phương pháp, các chuẩn mực và thông lệ quốc tế được áp dụng rộng rãi và được chấp nhận tại Việt Nam

Nghiệp vụ khác liên quan nghề

kiểm toán

Phát triển các kỹ năng kiểm toán, kỹ năng nghiệp vụ liên quan

Có thể thấy hiện nay, các khóa học có nội dung khá phù hợp so với nhu cầu thực tế đối với kiểm toán viên, tuy nhiên sau mỗi khóa học kỹ năng nghiệp vụ của

kiểm toán viên dù được nâng cao nhưng không nhiều. Như vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là mặc dù các khóa học có nội dung khá phù hợp với yêu cầu thực tiễn và trình độ của kiểm toán viên nhưng tại sao sau khi tham gia các lớp nghiệp vụ thì trình độ của kiểm toán viên được cải thiện không đáng kể.

Đối với các khóa học nghiệp vụ, ở số ít các công ty như công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh - Chi nhánh Hải Phòng hay Công ty TNHH Kiểm toán An Phát công tác đào tạo được thực hiện cả dưới hình thức đào tạo trong và ngoài nước tuy nhiên việc đào tạo này chỉ áp dụng đối với số ít nhân viên chủ chốt của công ty và việc đào tạo ở nước ngoài cũng chỉ là sự hỗ trợ, tạo điều kiện khi nhân viên nhận được suất du học ngắn hạn của Hội hay hay học bổng của các tổ chức kiểm toán quốc tế. Đối với các chi nhánh, văn phòng đại diện của các công ty kiểm toán khác có trụ sở đặt tại Hải Phòng, công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa được chú trọng đúng mực mà mới chỉ tập trung vào phát triển khách hàng.

Kiểm toán độc lập tại Hải Phòng nhìn chung coi trọng công tác đào tạo và chất lượng đào tạo ngày càng tốt hơn. Nội dung đào tạo theo chuyên ngành và theo từng cấp bậc của nhân viên, đào tạo bằng việc kèm cặp qua thực tế. Nội dung đào tạo không chỉ là về kiến thức kinh tế (tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán) mà còn về các nội dung kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp thu hút khách hàng, … Tuy nhiên do các điều kiện chủ quan và khách quan, nên hoạt động đào tạo vẫn còn nhiều hạn chế. Các công ty kiểm toán này thuộc Bộ Tài chính vì vậy có nhiều ưu thế hơn trong công tác đào tạo do có sự trợ giúp của dự án EURO TAPVIET (Dự án kế toán kiểm toán thuộc chương trình trợ giúp kỹ thuật của Liên minh Châu Âu), có chương trình đào tạo đối với các nhân viên mới hay các chương trình đào tạo cập nhật bổ sung kiến thức về thuế, các chuẩn mực quốc tế về kế toán, kiểm toán cũng như các vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hành kiểm toán.

Đồng thời các công ty kiểm toán độc lập tại Hải Phòng đều có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ về kinh phí cho các nhân viên tham gia các lớp, khoá đào tạo của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam để thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên, nâng cao trình độ, kiến thức về luật pháp, quản lý, ngoại ngữ, …đồng thời cũng gắn

với những ràng buộc nghiêm ngặt về thời gian làm việc tại công ty sau khi có các chứng chỉ này.

Mặc dù đều xác định được sự cần thiết của công tác đào tạo nhưng do hạn chế về lực lượng nên trong thực tế đến nay vẫn chưa có công ty nào có được hệ thống đào tạo cơ bản. Hoạt động đào tạo chủ yếu là hướng dẫn kỹ thuật kiểm toán cho các nhân viên mới do các kiểm toán viên đã có kinh nghiệm truyền đạt lại. Đây thực sự là khó khăn cho các công ty kiểm toán độc lập nhỏ, thiếu đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh với những công ty lớn có lịch sử phát triển lâu dài, tiềm năng kinh tế hùng mạnh.

Trong các cuộc khảo sát của ACCA, 63% người được hỏi trong lĩnh vực kế toán tin rằng nhu cầu về kế toán viên trình độ cao sẽ tăng trong vòng 5 năm tới. Điều này phản ánh xu hướng phát triển của xã hội đòi hỏi phải đáp ứng nhu cầu của các nhà sử dụng lao động về chất lượng đào tạo nhân lực. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, vai trò và trách nhiệm của kế toán viên và kiểm toán viên trong các công ty đang ngày càng lớn hơn và đòi hỏi nhiều kiến thức và kĩ năng hơn.

* Thực trạng công tác sử dụng, duy trì và phát triển nguồn nhân lực

Đối với hoạt động kiểm toán thì điều kiện làm việc, thiết bị tốt, đầy đủ giúp các kiểm toán viên thực hiện công việc thuận tiện hơn, nhanh và kịp thời hơn đồng thời góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp của kiểm toán viên. Nhìn chung các công ty kiểm toán đều trú trọng trong việc đầu tư, tạo điều kiện làm việc tốt nhất có thể được cho các kiểm toán viên. Đối với các công ty kiểm toán độc lập tại Hải Phòng, trang thiết bị tương đối tốt, máy tính được trang bị cho từng kiểm toán toán viên và kèm theo đó là một số phần mềm trợ giúp, phục vụ trong quá trình kiểm toán. Các máy tính đều có thể truy nhập vào mạng Internet và mạng của công ty để khai thác, trao đổi và sử dụng các thông tin cần thiết. Các máy móc và phương tiện khác cũng được trang bị đồng bộ như máy photocopy, đèn chiếu, ôtô... tất cả các thiết bị, dụng cụ này rất thuận tiện cho quá trình làm việc và đào tạo của công ty, nâng cao tính chuyên nghiệp và tự tin hơn của các kiểm toán viên

Một hệ thống lương, thưởng và đãi ngộ khuyến khích nhân viên sẽ tạo động lực làm việc cho nhân viên và duy trì nguồn nhân lực có kinh nghiệm. Ngành kiểm toán thường được biết đến với một mức thu nhập hấp dẫn, mức lương có thể đến 1.000-2.000 USD/tháng, tuy nhiên đây là mức thu nhập của các công ty kiểm toán quốc tế. Trên thực tế qua tìm hiểu các công ty kiểm toán độc lập tại Hải Phòng, hiện nay mức lương trung bình của kiểm toán viên chỉ khoảng 6 – 10 triệu đồng/tháng tùy từng công ty. Mức tăng lương hàng năm trung bình của các công ty kiểm toán độc lập tại Hải Phòng là 1 triệu/năm nghĩa là tăng từ khoảng từ 10% đến 17%, với mức tăng này nếu theo tình hình lạm phát của nền kinh tế nước ta thì cũng chỉ đủ bù giá mà chưa có sự động viên, khích lệ nhân viên cố gắng và cống hiến cho công ty.

Cơ chế tính lương của các công ty kiểm toán độc lập tại Hải Phòng được dựa theo hai phương pháp.

Phương pháp 1: Lương của kiểm toán viên được tính bao gồm lương cơ bản theo hệ số nhà nước và lương trách nhiệm được tính căn cứ theo hệ số trách nhiệm của kiểm toán viên, giá trị hợp đồng kiểm toán mà kiểm toán viên đó thực hiện và

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực trong các công ty kiểm toán độc lập tại hải phòng (Trang 58)