Mặc dù đều xác định được sự cần thiết của công tác đào tạo nhưng do hạn chế về lực lượng nên trong thực tế đến nay vẫn chưa có công ty kiểm toán độc lập nào có được hệ thống đào tạo cơ bản. Hoạt động đào tạo chủ yếu là hướng dẫn kỹ thuật kiểm toán cho các nhân viên mới do các cán bộ đã có kinh nghiệm truyền đạt lại. Đây thực sự là khó khăn cho các công ty đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh với những công ty lớn có lịch sử phát triển lâu dài, tiềm năng kinh tế hùng mạnh hoặc là các công ty là doanh nghiệp nhà nước được sự giúp đỡ không nhỏ từ phía Bộ Tài chính và các Bộ nghành liên quan.
Ban lãnh đạo công ty phải chú ý đào tạo về kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng cho nhân viên, dần hình thành phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, có phong cách của nhân viên. Xây dựng một hệ thống quản trị nhân sự phù hợp và mỗi quyết định quản lý đều phải hướng tới sự phát triển của nhân viên.
Hiện nay việc đào tạo kiểm toán viên độc lập được phân chia theo hai hướng cơ bản: đào tạo nghề nghiệp và đào tạo hàn lâm. Bên cạnh đó, một xu hướng đang phát triển là đào tạo hỗn hợp giữa hai hướng trên. Trong đó loại hình quan trọng nhất trong các hình thức đào tạo nghề nghiệp kiểm toán là đào tạo lấy chứng chỉ nghề nghiệp. Hình thức đào tạo này thường do hiệp hội nghề nghiệp hoặc các tổ chức được ủy quyền thực hiện. Hiện ngay các công ty kiểm toán độc lập tại Hải Phòng đang rất thiếu những kiểm toán viên đa ngành nghề, nghĩa là họ có trong tay những chứng chỉ nghề nghiệp theo quy định để có thể thực hiện nhiều dịch vụ. Hiện nay Hải Phòng lại chưa có chi nhánh của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và tổ chức quốc tế nào để tổ chức học, thi và cấp các chứng chỉ nghề nghiệp trên do vậy việc đào tạo cấp các chứng chỉ kiểm toán viên tại Thành phố Hải Phòng không
thể thực hiện được. Các kiểm toán viên đủ điều kiện và khả năng thi lấy các chứng chỉ này khi ôn thi và thi do phải lên Hà Nội nên cũng gặp khó khăn như về thời gian, địa điểm,... Do vậy các công ty kiểm toán cần tạo điều kiện thuận lợi về kinh tế, thời gian để các kiểm toán viên của mình có thể tham gia học và thi để được cấp các chứng chỉ nghề nghiệp này. Một mặt nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn của kiểm toán viên, một mặt nâng cao chất lượng kiểm toán cũng như có thể đa dạng hóa dịch vụ của công ty.
Với số lượng kiểm toán viên tại Hải Phòng hiện nay là 127 người nhưng chỉ có18 kiểm toán viên có chứng chỉ CPA của 10 công ty, văn phòng, chi nhánh là một tỷ lệ không cao, chưa đáp ứng được nhu cầu kiểm toán ngày càng tăng của Hải Phòng. Các công ty kiểm toán tại Hải Phòng ngoài việc tạo điều kiện để nhân viên của mình có thể tham gia các khóa học tại Hà Nội cũng cần thường xuyên mời các giảng viên có kinh nghiệp và để tự tổ chức, các khóa đào tạo, các lớp tập huấn về các kỹ năng, nghiệp vụ kiểm toán cho kiểm toán viên nhằm phổ biến các văn bản pháp luật mới, các kiến thức về kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động kinh doanh cũng như phương thức làm việc hiện đại cho nhân viên. Có định hướng trong sự phát triển của công ty trong tương lai để tiến hành đào tạo các kiến thức đón đầu.
Đối với loại hình đào tạo hàn lâm, cần có sự liên kết chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng với các cơ sở đào tạo kiểm toán viên, các tổ chức nghề nghiệp. Các công ty có thể nhận sinh viên năm cuối đến tham gia vào hoạt động của công ty, giúp sinh viên tiếp cận sớm với thực tế kiểm toán và môi trường nghề nghiệp. Việc làm này tạo điều kiện cho các sinh viên và công ty có thể trao đổi, ứng dụng, kiểm tra về các lý luận chuyên môn được học trong nhà trường vào hoạt động kiểm toán của công ty. Qua đó sẽ có những thông tin phản hồi để nhà trường và các công ty kiểm toán có sự điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo sự sáng tỏ của lý thuyết và khoa học của hoạt động thực tiễn.
Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho kiểm toán viên ngay từ khi mới được vào tuyển dụng đồng thời nâng cao chất lượng kiểm toán viên bằng cách tìm những người giỏi về chuyên môn nhưng cũng giàu kinh nghiệm thực tế để giảng
dạy cho các nhân viên trong công ty. Đồng thời sau mỗi khóa đào tạo cũng như trong quá trình làm việc tiến hành đánh giá năng lực của từng nhân viên theo định kỳ nhằm xem xét khả năng của từng người để lên kế hoạch đào tạo hoặc tái đào tạo với mục đích nâng cao hơn nữa hiệu quả công việc của nhân viên.
Có chương trình đào tạo chi tiết cho từng loại nhân viên theo các cấp bậc trong nhóm kiểm toán, số năm kinh nghiệm,…