Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực trong các công ty kiểm toán độc lập tạ

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực trong các công ty kiểm toán độc lập tại hải phòng (Trang 82)

tại Hải Phòng

Những vấn đề còn tồn tại hiện nay về nguồn nhân lực kiểm toán tại Hải Phòng phần lớn cũng là những khó khăn mà nguồn nhân lực kiểm toán Việt Nam đang gặp phải. Do dó, mục tiêu phát triển nguồn nhân ngành kiểm toán độc lập tại Hải Phòng được gắn liền với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực kiểm toán của cả nước.

Nhà nước ta, các ngành và Hội cần phải sớm nghiên cứu để hoạch định và hợp sức triển khai một chiến lược dài hạn về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực kiểm toán để có thể thực hiện tốt nhất những chức năng vốn có; góp phần vào quá trình nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn nhân lực cho sự nghiệp hiện đại hóa đất nước, phục vụ mục tiêu minh bạch hóa, công khai hóa các quan hệ tài chính.

Phát triển mạnh nguồn nhân lực kiểm toán về quy mô, tiếp tục tăng thêm số lượng kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán; mở rộng quy mô từng công ty; tăng nhanh lực lượng kiểm toán viên, mở rộng số lượng khách hàng, đa dạng hóa dịch vụ cung cấp... đảm bảo đủ nhân lực đáp ứng được sự phát triển của các doanh nghiệp về nhu cầu kiểm toán.

Thiết chế một hệ thống giáo dục, đào tạo quốc gia từ thấp lên cao, trong đó ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông đã có hướng nghiệp kế toán, kiểm toán, tạo cho học sinh những sự tiếp cận cần thiết với các vùng kiến thức có tính cơ sở cho họ sau này khi học các ngành kinh tế nói chung và kế toán, kiểm toán nói riêng.

Xây dựng các trường trọng điểm đào tạo kế toán, kiểm toán, sớm thành lập đại học kế toán và kiểm toán và tách riêng chuyên ngành kiểm toán khỏi kế toán hoặc khoa quản trị kinh doanh ở các trường đại học, cao đẳng.

Tạo được bước chuyển biến đột phá về chất lượng trong đào tạo nguồn nhân lực kiểm toán, tăng cường xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên kế toán – kiểm toán ở các trường và các tổ chức đào tạo kiểm toán viên, thực hiện đào tạo nhân lực kiểm toán từ thấp lên cao, trong đó ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông đã có hướng nghiệp kế toán, kiểm toán. Đào tạo, bồi dưỡng kế toán viên, kiểm toán viên theo chuẩn mực quốc tế, phù hợp với môi trường kinh tế, môi trường văn hóa, môi trường kế toán và kiểm toán Việt Nam.

Toàn bộ kiểm toán viên phải có năng lực, đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ tốt để có thể thực hiện tốt được nhiệm vụ kiểm toán, tư vấn, biết sử dụng các phần mềm kế toán và kiểm toán thông dụng hiện hành phục vụ cho công việc.

Nâng cao phẩm chất đạo đức cho đội ngũ kiểm toán viên, đề cao tinh thần trách nhiệm, ý thức và phương pháp làm việc khoa học, có phong cách giao tiếp ứng xử văn minh, lịch sự

Bảo đảm tất cả kiểm toán viên mới tuyển dụng được bồi dưỡng kiến thức, đào tạo các quy trình nghiệp vụ và các kỹ năng kiểm toán cơ bản

Sớm chuyển giao việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán một cách thực chất, toàn diện và triệt để cho các hội nghề nghiệp. Theo đó, việc ban hành chuẩn mực kế toán, kiểm toán, việc quản lý và kiểm tra hành nghề kế toán, kiểm toán, việc tổ chức ôn thi, thi và cấp chứng chỉ nghề nghiệp về kế toán và kiểm toán cần sớm giao cho hội nghề nghiệp như các nước đã làm suốt từ thập kỷ qua.

Định hướng đến năm 2020 phải tập trung nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng dịch vụ nhằm giảm thiểu rủi ro nghề nghiệp, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, tổ chức quản lý, đầu tư công nghệ, kỹ thuật dịch vụ như chuẩn mực, quy trình, kỹ thuật kiểm toán, kiểm soát chất lượng dịch vụ cung cấp.

Từ mục tiêu tổng quát trên định hướng xây dựng đội ngũ kiểm toán viên độc lập trong thời gian tới là:

+ Đào tạo nguồn nhân lực kiểm toán theo hướng tiếp cận ngay với những chuẩn mực quốc tế, nhất là đối với đào tạo đại học và trên đại học để từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đạt tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực cả trên thị trường trong và ngoài nước.

+ Chú trọng phát triển nguồn nhân lực ở tất cả các cấp học, các cấp đào tạo. để sẵn sàng cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho các doanh nghiệp kiểm toán.

+ Đa dạng hóa các hình thức đào tạo phù hợp với các đối tượng lao động, điều kiện,... Những hình thức đào tạo cần được chú trọng là đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn, đào tạo thông qua các dự án tài trợ của nước ngoài, các tổ chức quốc tế, đào tạo từ xa,...

+ Các doanh nghiệp và bản thân kiểm toán viên cần phải hiểu rõ vai trò của chất lượng nguồn nhân lực kiểm toán đào tạo và tự đào tạo, bồi dưỡng kiểm toán viên đầy đủ các kiến thức theo chuẩn mực quốc tế, phù hợp với môi trường kinh tế, môi trường văn hóa, môi trường kế toán và kiểm toán Việt Nam. Đào tạo, xây dựng đội ngũ kiểm toán viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Phấn đấu đảm bảo kiểm toán viên có chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề, kiểm toán viên quốc tế được đào tạo theo các quy định về chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên của Hội.

+ Tạo dựng một không gian kinh tế, một môi trường nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu công khai, minh bạch, dân chủ, trong các mối quan hệ lợi ích, trong môi trường đó, chỉ có chỗ cho những người thạo việc và giữ vững đạo đức nghề nghiệp. trong không gian đó, người kế toán và kiểm toán giỏi được vinh danh, tôn trọng và có thu nhập xứng với lao động của họ.

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực trong các công ty kiểm toán độc lập tại hải phòng (Trang 82)