1.2.5.1 Tuyển dụng nhân lực ngành kiểm toán
Tuyển dụng nhân sự là quá trình lựa chọn các ứng viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của từng từng lĩnh vực, từng vị trí công việc vào làm việc tại công ty để đảm bảo được số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực nhằm thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp. Công tác tuyển dụng có ảnh hường lớn đến chất lượng nguồn nhân lực của công ty, đặc biệt là ảnh hưởng tới các vấn đề như: đánh giá tình hình thực hiện công việc, thù lao lao động; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; các mối quan hệ lao động . . .
Với đặc điểm của nghề kiểm toán yêu cầu nguồn nhân lực trình độ cao, sức khỏe tốt, có nhiệt huyết và khả năng chịu áp lực công việc do đó nhân lực từ các trường Đại học là nguồn ứng viên phù hợp và được coi là nguồn quan trọng nhất đối với các công ty kiểm toán. Ngoài ra các công ty có thể tuyển dụng nhân lực thông qua các nguồn như: Trung tâm giới thiệu việc làm, từ các đối thủ cạnh tranh, thu hút tuyển dụng từ các sự kiện đặc biệt, …
1.2.5.2 Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực kiểm toán
Đầu tư vào việc đào tạo nhân viên là một giải pháp tự đáp ứng nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực. Việc đào tạo nhân viên cũng trở thành một chiến lược kinh doanh đối với mỗi doanh nghiệp. Đào tạo trong các công ty kiểm toán bao gồm đào tạo cho nhân viên mới và đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho các nhân viên cũ, trong đó các công ty chủ yếu tập trung cho đào tạo nâng cao kỹ năng, trình độ cho những nhân viên có kinh nghiệm.
Việc định hướng và đào tạo cho các nhân viên mới đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên, giữ họ ở lại lâu dài với công ty và đem đến sự thỏa mãn cho khách hàng. Quá trình đào tạo này giúp nhân viên mới được tuyển dụng làm quen và thích nghi với môi trường mới bao gồm toàn bộ những việc mà doanh nghiệp cần làm để giúp một nhân viên mới cảm
thấy tự tin khi thực hiện công việc.
Với mục tiêu giúp nhân viên có cơ hội trau dồi thêm kinh nghiệm công tác, ngoài ra do đặc điểm nghề nghiệp người kiểm toán đòi hỏi họ phải vượt ra khỏi những gì đã biết, tự học hỏi thêm những kỹ năng mới, cập nhập những kiến thức mới nhất về pháp luật hiện hành do đó việc đào tạo cho các nhân viên có kinh nghiệm có vai trò quan trọng rất quan trọng đối với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực kiểm toán.
1.2.5.3 Sử dụng nhân sự, duy trì và phát triển nguồn nhân lực kiểm toán
Sử dụng nhân lực kiểm toán: Sử dụng và bố trí nguồn nhân lực kiểm toán một cách phù hợp nhằm duy trì nguồn kiểm toán viên có kinh nghiệm.
Đánh giá nhân lực kiểm toán: từ những tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định lại kết quả làm việc, cống hiến của đội ngũ kiểm toán viên đưa ra những đánh giá cụ thể về những thành tựu, đóng góp cho công ty cũng như những hạn chế, khuyết điểm để có biện pháp khắc phục.
Thực hiện chính sách đãi ngộ đối với nhân lực kiểm toán bao gồm những đãi ngộ vật chất và chăm lo đời sống tinh thần.
Phát triển nguồn nhân lực là sự định hướng lâu dài trong tương lai cho cá nhân, tổ chức và năng lực, chức vụ. Ở phạm vi cá nhân, khái niệm phát triển nhân lực kiểm toán là tổng thể các hoạt động nhằm xây dựng lực lượng kiểm toán viên đủ về số và chất lượng; nâng cao thể lực, trí tuệ, đạo đức, năng lực chuyên môn, tay nghề, kỹ năng thực hành, tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống. Từ những phân tích trên đây có thể nêu ra những vấn đề chủ yếu của phát triển nguồn nhân lực kiểm toán:
Tăng cường về số lượng nhân lực kiểm toán: thông qua hoạt động giáo dục, đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học, các viện, tổ chức trong nước và quốc tế; hoạt động bồi dưỡng tại doanh nghiệp,…
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kiểm toán: bao gồm nhiều nội dung từ việc tăng cường thể lực, phát triển thể chất, nâng cao phẩm chất đạo đức đến nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp của nhân lực kiểm toán
Kết luận chương 1
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế việc xây dựng và nâng cao giá trị thương hiệu đang ngày càng trở nên quan trọng trong các chiến lược phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Kiểm toán độc lập của Việt Nam từng bước phát triển trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi theo hướng thị trường mở và tất nhiên cũng không tránh khỏi xu thế này.
Để ngành kiểm toán độc lập của Việt Nam nói chung và kiểm toán độc lập tại Hải Phòng nói riêng ngày càng phát triển hơn nữa thì cần phải phát triển được nguồn nhân lực kiểm toán – nhân tố quan trọng nhất và không thể thay thế.
Chương 1 trình bày những kiến thức cơ bản về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, những khái niệm cơ bản về kiểm toán, phân loại kiểm toán, chỉ ra được sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực kiểm toán độc lập hiện nay cũng như các nhân tố ảnh hưởng. Từ đó nêu lên được những nội dung, những yêu cầu cần có của một người kiểm toán viên để xây dựng được nguồn nhân lực kiểm toán chất lượng cao, một đội ngũ kiểm toán viên năng động, đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế làm cơ sở cho các phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành kiểm toán độc lập tại Hải Phòng ở những chương sau.
Chương 1 cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của kiểm toán Nhà nước, mặc dù là ngành kiểm toán mang tính chất tuân thủ nhưng có tính chất tương đồng về yêu cầu đối với nguồn nhân lực chất lượng cao để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm vận dụng trong phát triển nguồn nhân lực trong các công ty kiểm toán độc lập tại Hải Phòng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC
LẬP TẠI HẢI PHÒNG